Không những tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển của răng lợi, tóc, bưởi còn mang lại rất nhiều giá trị sức khỏe cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Tác dụng của bưởi đối với >sức khỏe của trẻ nhỏ
Bưởi là loại trái cây quen thuộc và thường được dùng làm món tráng miệng sau bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Chẳng những thế, bưởi còn được xem là loại thực phẩm “vàng”, bởi lẽ nó mang lại rất nhiều giá trị sức khỏe cho con người. Từng múi bưởi lại hàm chứa vô số loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Hơn thế nữa, loại quả này còn có beta-carotene, một dưỡng chất có lợi trong thực vật. Đồng thời, bưởi cũng là một nguồn dồi dào axit folic, chất này khá cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Hỗ trợ cho sự phát triển răng lợi ở trẻ
Bưởi được cho là rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ. Hơn nữa, collagen có trong bưởi cũng góp phần hình thành nên lợi và đảm bảo răng mọc cân đối.
Ngoài ra, vitamin C trong bưởi cũng rất cần thiết trong điều trị vấn đề chảy máu nướu và răng lung lay ở trẻ.
Bưởi giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Sở dĩ bưởi mang đến tác dụng tuyệt vời này cho sức khỏe chính này là nhờ vitamin C có trong thành phần. Loại vitamin này là dưỡng chất chính yếu trong hoạt động của kháng thể, cũng như các tế bào miễn dịch.
Các vitamin C này cũng sẽ bảo vệ cơ thể bé khỏi sự xâm hại của virus hoặc vi khuẩn có hại. Việc sở hữu khả năng miễn dịch mạnh mẽ có thể là bước đầu giúp con bạn phòng chống được các loại bệnh cơ hội.
Ngăn ngừa thiếu máu và các biến chứng liên quan
Nếu tình trạng thiếu máu ở trẻ kéo dài sẽ dẫn đến việc cơ thể bé tăng nhạy cảm với vi khuẩn và các vấn đề nhiễm trùng hơn.
Trẻ em cũng là đối tượng khá dễ bị thiếu máu. Điều quan trọng là bạn phải đảm bảo trẻ có đủ lượng huyết sắc tố để phòng ngừa các biến chứng liên quan đến thiếu máu như mệt mỏi, kệt sức, xanh xao, khó thở và thậm chí là tim đập nhanh.
Những vấn đề trên hoàn toàn có thể được giải quyết nhờ >tác dụng của bưởi. Lý do là vitamin C trong loại quả này giúp cải thiện quá trình hấp thu và đồng hóa sắt trong cơ thể. Đây là khoáng chất giữ vai trò hình thành nên các tế bào máu. Hơn nữa, trong trường hợp trẻ buộc phải bổ sung sắt, bạn nên cân nhắc cho trẻ dùng kèm bưởi để tăng khả năng hấp thu.
Giúp tóc phát triển khỏe mạnh
Bạn có biết rằng bưởi là một nguồn dồi dào các chất >dinh dưỡng “thân thiện” với tóc như kẽm, vitamin A, B1, C. Tất cả những dưỡng chất trên đều góp phần giúp trẻ mau mọc tóc. Thêm vào đó, các khoáng chất như canxi, lưu huỳnh, sắt cũng rất cần thiết để giữ cho tóc chắc khỏe.
Bưởi giúp cải thiện nhu động ruột, trợ tiêu hóa
Quả bưởi khá giàu chất xơ giúp duy trì nhu động ruột của trẻ hoạt động tốt. Do vậy mà việc tiêu thụ loại trái cây này thường xuyên sẽ giảm nguy cơ táo bón ở các bé. Hơn nữa, chất xơ cũng là yếu tố cần trong mỗi bữa ăn để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh.
Phòng ngừa béo phì ở trẻ
Ngày nay, việc tiêu thụ nhiều các loại thức ăn nhanh dễ khiến trẻ bị béo phì. Vấn đề đáng lo ngại này là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe con bạn về sau, nổi bật trong đó là các bệnh tim mạch, đái tháo đường…
Thật may mắn là việc tiêu thụ bưởi sẽ giúp trẻ có cảm giác no lâu hơn. Tác dụng này của bưởi đến từ thành phần chất xơ tự nhiên. Nhờ vào đó, trẻ sẽ hạn chế dùng các thực phẩm có nhiều đường và thức ăn nhanh. Từ đó mà vấn đề béo phì ở trẻ sẽ không còn là nỗi lo của mẹ nữa.
Bưởi giúp làm lành vết thương mau chóng
Điều này là nhờ vào các vitamin C trong bưởi giàu enzyme cofactor hoạt động như một tác nhân thúc đẩy sự tăng sinh collagen và protein, từ đó giúp các vết thương trên da nhanh chóng hồi phục hơn.
Bạn lưu ý rằng, việc phục hồi nhanh cũng khá quan trọng để duy trì cho cơ thể trẻ được khỏe mạnh.
Lưu ý khi cho trẻ sử dụng bưởi
Vốn là trái cây thuộc họ cam, quýt nên bưởi cũng có vị hơi chua. Điều này khiến cho trẻ nhỏ sẽ dễ bị đau dạ dày và tiêu chảy khi dùng. Bởi lẽ, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa kịp thích nghi với tính axit này. Do vậy, mẹ nên đợi đến khi trẻ được ít nhất 12 tháng tuổi mới đưa thực phẩm này vào chế độ ăn của bé.
Ở một số người, việc tiêu thụ trái cây họ cam, quýt cũng có thể bị dị ứng. Do đó, khi cho trẻ ăn bưởi, bạn chỉ nên cho con ăn từng chút một. Cần thận trọng quan sát xem liệu trẻ có xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, khò khè hoặc phát ban sau khi ăn hay không?
Đối với trẻ từ 1 – 6 tuổi, chú ý không bổ sung quá 120 – 180 ml nước bưởi mỗi ngày. Nếu cho bé uống nước ép bưởi, bạn nên cho trẻ uống bằng ly thay vì cho vào bình sữa hay cốc tập uống cho bé (cốc mỏ vịt). Lý do đường trong nước bưởi có thể lắng đọng vào răng dẫn đến tình trạng sâu răng nếu để trẻ nhấm nháp lâu bằng bình.
Để làm loãng tính axit khi làm nước bưởi ép, bạn có thể thêm nước vào. Tỷ lệ thích hợp vào khoảng 3 phần nước bưởi pha cùng 1 phần nước.
Hy vọng rằng với những tác dụng của bưởi mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, bạn có thể cân nhắc thêm loại thực phẩm này vào thực đơn của con mình.