Cách trị rôm sảy cho bé có rất nhiều phương pháp nhưng không phải cách nào cũng phù hợp cho làn da của bé.
Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.
Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi.
Có 3 dạng rôm sảy bao gồm:
1. Rôm dạng tinh thể (miliaria crystalina): Xảy ra với các trẻ phát triển tuyến mồ hôi chậm.
2. Rôm đỏ (miliaria rubra) là loại xảy ra sâu trong da. Vùng da bị ảnh hưởng xuất hiện những nốt mụn đỏ, cảm giác ngứa da.
3. Rôm sâu (miliaria profunda): Loại này tổn thương ở lớp sâu nhất của da, xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng, thường sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài.
Nhận biết khi >trẻ bị rôm sảy
- Trẻ xuất hiện các mụn nước nhỏ mọc thành đám, trên nền da mẩn đỏ.
- Trẻ ngứa, quấy khóc nhiều, bứt rứt và khó chịu.
- Trẻ gãi có thể gây trầy xước da, nhiễm khuẩn thành các mụn mủ hay nhọt trên da.
- Vị trí thường gặp: Rôm sảy chủ yếu gặp ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như ở trán, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng.
Một số cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả
1. Thoáng mát là tiêu chí hàng đầu trị rôm sảy cho bé
Trẻ bị rôm sảy chủ yếu là do thời tiết nắng nóng, vì thế khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu mọc rôm sảy ở cổ, lưng, ngực, trán,… mẹ cần phải cho trẻ ở nơi thoáng mát và sạch sẽ. Tránh cho trẻ đến gần nơi đông đúc, đồng thời không cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Ngoài việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên thay quần áo, vệ sinh cá nhân hàng ngày, cha mẹ cần lựa chọn cho con những chất liệu quần áo, tã lót mỏng, rộng, thấm hút mồ hôi tốt. Chỉ khi đến lúc nào cơ thể không bị nóng, hạn chế tiết mồ hôi thì rôm sảy mới có thể nhanh chóng biến mất.
2. Lá chè xanh
Lá trà xanh chứa nhiều tanin, các acid tự do có khả năng làm dịu mát da, giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể rất tốt.
Rửa sạch lá chè xanh tươi rồi cho vào nồi nước đun. Sau đó dùng nước lá chè xanh đó tắm cho bé sẽ giúp làn da của trẻ dịu đi, cho bé tắm 2 – 3 lần/tuần là bé sẽ hết rôm sảy nhanh.
3. Lá trầu không
Loại lá này có công dụng sát khuẩn, sát trùng, đẩy lùi rôm sảy. Ngoài tác dụng để chữa rôm sảy thì dùng lá trầu không còn giúp bé chống hăm tã hay mẩn ngứa cũng rất hiệu quả.
Mẹ chỉ cần chọn ra 10 lá trầu không già đã chuyển màu vàng đem rửa sạch, thái mỏng. Cho lá vào nồi đun sôi cùng nước trong khoảng 5-10 phút cho nước lá tiết ra. Đợi cho tới khi nước nguội thì mẹ vớt xác lá ra ngoài và có thể tắm cho bé được luôn.
Lưu ý: Mẹ cần dùng những loại lá trầu già vì trầu không có tính cay nóng. Nếu dùng lá tươi sẽ làm cho da trẻ dễ bị dị ứng.
4. Ngải cứu
Ngải cứu có vị đắng, mùi hăng thường được dùng làm thuốc ổn định khí huyết và trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ ra vào cho vào nồi nước nấu sôi lên một lúc để lá ngải tiết ra nước, sau đó pha với nước tắm cho bé.
5. Lá khế
Khế có vị chua, có tác dụng tán nhiệt giải độc, chữa trị các loại mụn nhọt, mề đay, ngứa do dị ứng...
Mẹ có thể lấy một nắm lá khế đem rửa sạch và cho vào nồi đun sôi cùng một ít muối. Sau khi đun sôi khoảng 5 phút thì bỏ bã và chắt nước ra chậu lớn pha với nước lạnh theo tỷ lệ vừa phải để đảm bảo nhiệt độ nước đủ ấm và thích hợp để tắm cho bé.
6. Rau sam
Rau sam vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và sát trùng rất tốt.
Rau sam rửa sạch để ráo nước rồi mang đi giã nát và lọc lấy nước. Pha nước lá rau sam với nước tắm của bé.
Mẹ tắm nước lá rau sam cho bé liên tục cho tới khi rôm sảy của bé hết hoàn toàn.
7. Chanh tươi
Chanh tươi chứa nhiều axit có tác dụng chữa rôm sảy rất hiệu quả. Vắt lấy nước cốt chanh và pha loãng vào nước rồi cho bé tắm mỗi ngày.
Lưu ý khi dùng mẹo chữa cho bé
- Phải đảm bảo những loại lá tắm trên phải được rửa sạch, ngâm qua với một chút nước muối loãng trước khi nấu nước hoặc xay/giã.
- Không tắm lá khi da của bé đang bị tổn thương, trầy xước, sưng tấy… Lúc này đã mất đi lớp màng bảo vệ. Khi đó, nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ lá tắm sẽ tăng lên và có thể gây nguy hiểm cho con.
- Nên tắm qua cho bé bằng nước ấm trước để loại bỏ hoàn toàn chất nhờn và bụi bẩn trên da, sau đó mới tắm nước lá và cuối cùng là tắm lại lần nữa bằng nước sạch.
- Không đun nước lá quá đặc, tắm lá liên tục nhiều ngày, vắt nhiều chanh/muối vào nước tắm,… vì bột lá có thể đọng nhiều trên da có thể dẫn đến gây viêm da, nhiễm khuẩn.
- Tắm xong nên lau khô người cho bé, mặc quần áo thoáng mát với chất liệu cotton, hạn chế cho bé ra ngoài nắng và giữ nhiệt độ trong phòng luôn mát mẻ.
- Cần tắm cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng trước vì những loại lá này không thể hòa tan chất nhờn trên da, chúng chỉ có thể làm mát hoặc cung cấm kháng sinh tự nhiên.
- Không tự ý bôi những thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu bé bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, rôm sảy đỏ, kéo dài… thì lúc này các mẹ nên đưa bé đến những nơi chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.