Khi trẻ bị đau bụng, bố mẹ đều rất lo lắng, tuy nhiên trên thực tế, một số trường hợp đau bụng vốn không phải là bệnh, không cần uống thuốc để chữa trị.
Lạnh bụng
Hiện tượng này thường xuất hiện vào mùa hè bởi thân nhiệt của trẻ cao hơn người trưởng thành nên đêm ngủ rất dễ bị lạnh bụng. Cụ thể, khi bị lạnh bụng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột của trẻ sẽ bị khí lạnh kích thích, dễ dẫn đến co bóp mạnh, gây ra đau bụng. Bên cạnh đó, lạnh bụng sẽ làm tăng nhu động của ruột khiến số lần đi ngoài tăng lên, chỉ cần phân không có dịch nhầy và máu thì sẽ không có vấn đề gì.
Trẻ hoạt động quá nhiều
Trong một số trường hợp do trẻ vui chơi, chạy nhảy quá mức cũng có thể dẫn đến tình trạng đau bụng. Theo đó, đau bụng dạng này sẽ xuất hiện sau khi vận động quá mạnh và chỉ cần ngừng vận động là cơn đau nhức sẽ biến mất. Cụ thể, vận động sẽ làm cho dạ dày đường ruột dao động và làm giảm sự cung cấp máu cho bộ phận tiêu hóa khiến >trẻ bị đau bụng. Sau bữa ăn, không nên lập tức vận động để tránh gây rối loạn chức năng dạ dày, không tốt cho tiêu hóa.
Trẻ lớn quá nhanh
Trước khi trẻ ngủ trẻ toàn nói với bố mẹ là bụng có cảm giác hơi bị đau, bố mẹ hỏi thì không biết cụ thể đau như thế nào, khi bố mẹ dự định đưa trẻ đi viện khám, cơn đau bụng của trẻ lại biến mất.
Nguyên nhân: Dạ dày đường ruột phát triển đau thuộc vào dạng đau sinh lý. Trẻ trao đổi chất nhiều, không chỉ phát triển chiều cao nhanh mà đến các cơ quan dạ dày đường ruột cũng phát triển theo. Do phát triển quá nhanh, sự cung cấp máu cho dạ dày đường ruột sẽ không đủ. Ngoài ra, chức năng thần kinh thực vật của trẻ vẫn chưa ổn định, cơ trơn dạ dày đường ruột dễ bị co thắt, từ đó dẫn đến đau bụng từng cơn.
Tâm trạng lo lắng, căng thẳng
Có trẻ khi đang chơi lại đau bụng và vị trí đau mỗi lần không giống nhau, có lúc ở lỗ rốn, có lúc ở xung quanh bụng, còn có lúc lại đến dạ dày. Đồng thời mặt mũi xanh lét, tâm trạng căng thẳng, buồn nôn, nôn mửa, không buồn ăn uống.
Nguyên nhân: Đau dạng này là đau bụng chức năng, đa phần xảy ra ở trẻ trên 2 tuổi, có thể có liên quan đến dị ứng với thức ăn, chướng ngại điều tiết khi đứng dậy hoặc tâm trạng rối loạn gây nên.
Trẻ bị thiếu canxi
Nếu bố mẹ quan sát thấy con có các dấu hiệu như ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi và xuất hiện những cơn đau bụng kéo dài trong vài phút thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ vì có thể bé đã bị thiếu canxi. Cụ thể, lúc này trẻ bị đau bụng là do lượng canxi thiếu hụt sẽ làm tăng cao hưng phấn của cơ bắp thần kinh, cơ trơn thành ruột bị kích thích nhẹ sẽ dẫn đến co bóp mạnh dẫn đến đau.
Trong trường hợp này, bố mẹ có thể bổ sung canxi cho con qua các loại thực phẩm như: Trứng gà, thịt bò, tôm, đậu, rau xanh,... Đồng thời, nên uống thêm canxi do bác sĩ chỉ định.
Vấn đề về tâm lý
Nếu trẻ bị đau bụng nhưng vị trí mỗi lần lại khác nhau, kèm theo hiện tượng mặt tái xanh, tâm trạng căng thẳng, buồn nôn, nôn mửa, bỏ ăn thì nguyên nhân có thể do dị ứng thức ăn hoặc tâm trạng rối loạn, lo lắng và thậm chí là trầm cảm.
Theo đó, bố mẹ nên tìm cách tăng cường >dinh dưỡng, chú ý sự phối hợp thực phẩm cân bằng, ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, tăng cường thể lực cho bé. Đồng thời, nói chuyện với trẻ nhiều hơn để tâm trạng con được thoải mái, thư giãn, hết lo lắng sẽ hết đau bụng.