Những loại rau này mẹ hoàn toàn có thể yên tâm chế biến cho con ăn mà không lo ngại thuốc trừ sâu.
Rau dền cơm
Rau dền cơm có sức nảy mầm cao, mọc dễ dàng và hiếm khi phải sử dụng đến hoá chất diệt sâu bọ. Không chỉ là loại rau thanh nhiệt, dền cơm còn chứa rất nhiều vitamin, được mệnh danh là "rau trường thọ". Mẹ có thể nấu canh rau dền cơm hay cháo rau dền cơm đều rất tốt cho bé.
Rau lang
Rau lang trồng rất dễ, công sức để chăm sóc cũng thường không nhiều vì rau lang rất ít sâu bọ, Do đó, người trồng không phải bận tâm quá nhiều vào việc dùng thuốc trừ sâu.
Rau khoai lang còn là loại rau hàng đầu trong top những loại rau giúp bé nhanh thoát khỏi tình trạng táo bón. Mẹ có thể nấu cháo rau lang với thịt lợn, thịt bò hay tôm đều ngon miệng bổ dưỡng.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi là một trong những loại rau phổ biến cho trẻ nhỏ nhờ đặc tính trơn mềm dễ nuốt. Rau mồng tơi và rau đay không phải là loại rau "khoái khẩu" của sâu bọ, côn trùng, lại rất dễ trồng nên an toàn cho trẻ nhỏ.
Quả bí, bầu
Bí và bầu là những loại quả leo giàn không nhiều sâu bệnh nên ít bị phun thuốc bảo vệ thực vật. Nếu có, thuốc cũng chỉ được phun ở thân và lá chứ không trên quả. Cứ 100 g bí đao có 0,4 g protid, 2,4 g glucid, 19 mg canxi, 12 mg photpho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C... Mẹ có thể cắt nhỏ bí và hấp mềm cho bé tập cầm ăn cũng rất tốt.
Cà tím
Tổ chức môi trường EWG (Mỹ) công bố trong nghiên cứu hàng năm, cà tím được xếp vào danh sách thực phẩm lựa chọn an toàn, vì lượng tồn dư thuốc bảo vệ trên vỏ cà tím là rất ít. Độ tuổi thích hợp để các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn cà tím là từ 8 đến 10 tháng tuổi. Khi chế biến cà tím các mẹ nên nấu chín cả vỏ để giữ được các loại vitamin và chất >dinh dưỡng có trong cà tím.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan có rất ít dư lượng thuốc trừ sâu và rất an toàn để mua, theo nhóm công tác môi trường Mỹ. Một chén đậu Hà Lan cung cấp khoảng 14 gam chất xơ, làm cho chúng trở thành một trong những loại rau nhiều chất xơ nhất. Đậu Hà Lan các nhà chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho bé ăn dặm vào thời điểm từ 6 – 8 tháng tuổi. Phương pháp chế biến thông dụng nhất là hấp hoặc luộc rồi nghiền cho bé ăn.
Một số loại rau củ bổ dưỡng khác các mẹ nên bổ sung cho bé khi ăn dặm:
- Rau bi na (Rau chân vịt, rau bó xôi): Rau bina chứa nhiều sắt, protein, nên chỉ cần cho trẻ ăn một lượng nhỏ cũng đã cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Với rau bina, các mẹ có thể nấu canh, luộc hoặc xào cho trẻ.
- Rau đay: Rau đay chứa nhiều canxi rất tốt cho quá trình phát triển răng và xương của trẻ.
- Củ cải: Củ cải có tác dụng làm ấm cơ thể, lành tính, thích hợp với trẻ đang ăn dặm.
- Súp lơ: Súp lơ xanh là thực phẩm rất tốt cho >sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong súp lơ xanh có nhiều chất xơ, vitamin C, rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ và chống táo bón cực hiệu quả. Mẹ rửa sạch súp lơ, cắt nhỏ và cho vào hấp chín khoảng 10 phút. Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp với những bé đang trong giai đoạn tập ăn thô và xay nhuyễn với bé đang ở thời kì đầu ăn dặm.