Hiện tượng đánh hơi nhiều thông thường là dấu hiệu của sự bất ổn trong tiêu hóa, tuy nhiên trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài lại đáng được lưu tâm và cần có cách xử lý kịp thời.
Để tình trạng >trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài trong nhiều ngày sẽ không tốt cho >sức khỏe của con. Tìm và biết nguyên nhân để có cách giải quyết hợp lý là điều hết sức cần thiết. Những thông tin sau đây sẽ hữu ích cho những cha mẹ có con bị tình trạng này.
Nguyên nhân trẻ đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài
Trẻ sơ sinh khi mới bắt đầu ti mẹ cũng đã bắt đầu xuất hiện tình trạng đánh hơi, tuy nhiên hện tượng này xảy ra cả ở những trẻ bú bình. Có một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ đánh hơi như:
- Do cách cho trẻ ti sữa của mẹ
Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài một phần do mẹ cho con ti phải lớp sữa đầu có nhiều nước và lactose.
Mặt khác, nếu mẹ để con quá đói mới cho ăn sẽ khiến trẻ ti nhanh, nuốt phải nhiều không khí dẫn đến hiện tượng đánh hơi.
- Do thức ăn của mẹ
Những thực phẩm mẹ ăn là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé khi bú sữa mẹ. Khi mẹ ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa thì trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài.
- Do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm
Cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ khiến hệ tiêu hóa còn no yếu của trẻ dễ bị tổn thương, nhất là những loại thức ăn không phù hợp. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ liên tục đánh hơi.
Ngoài ra còn có thể do một số tác nhân khác như: âm thanh hỗn độn, môi trường xung quanh trẻ quá ồn áo, hỗn độn,…
Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có nguy hiểm không?
Nhiều mẹ trẻ, lần đầu nuôi con, chưa có kinh nghiệm thường hay lo lắng thái quá mỗi khi con mình gặp phải những trục trặc nhỏ.
Mẹ cần biết trẻ sơ sinh đánh hơi 10 lần/ngày là điều hết sức bình thường. Đôi khi hiện tượng đánh hơi là phản xạ tự nhiên giúp trẻ đẩy khối hơi trong bụng ra, khiến cơ thể thoải mái hơn. Nó tương tự như hiện tượng trẻ ợ hơi.
Khi trẻ xì hơi nhiều hơn 10 lần/ngày và không có dấu hiệu đi ngoài thì mẹ cần lưu ý xem trẻ có bị táo bón, đầy hơi không để có biện pháp khắc phục sớm, tránh được những hệ quả xấu đến tiêu hóa của con sau này.
Cách xử trí tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi
1. Massage bụng cho trẻ
Thực hiện các động tác vuốt vé, massage nhẹ nhàng chủ yếu vào bụng và lưng trẻ để lưu thông máu, trẻ dễ chịu, giảm đầy hơi, dễ tiêu hóa. Tuy nhiên không được thực hiện thao tác này khi trẻ ăn no hoặc vừa mới ăn xong.
2. Tập chân cho trẻ
Để trẻ ở tư thế nằm ngửa rồi nắm lấy hai chân bé, nhẹ nhàng di chuyển chân bé trong tư thế giống như khi đạp xe đạp. Động tác này giúp hệ tiêu hóa được tác động, cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy hơi. Đặc biệt là đối với những trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài.
3. Chườm nước ấm cho trẻ
Những trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị kéo dài có thể dùng cách này để xử lý. Mẹ lấy khăn ấm hoặc những vật dụng đựng nước ấm để chườm bụng cho trẻ. Lưu ý: Khi thực hiện cách này cần phải cẩn thận, không dùng nước nóng quá khiến trẻ bị bỏng, gây nguy hiểm.
4. Lựa chọn bình sữa phù hợp
Bình sữa phù hợp là những bình sữa được nghiên cứu tỉ mỉ, giúp bé ăn sữa dễ dàng và ít ti phải quá nhiều không khí. Nếu bình sữa nhà bạn chưa đạt tiêu chuẩn khiến con nuốt phải không khí nhiều thì cần phải thay ngay, vì đây là nguyên nhân thường xuyên dẫn đễn hiện tượng trẻ bị ợ hơi, xì hơi.
5. Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ
Chế độ ăn uống của những bà mẹ đang cho con bú cực kỳ quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mà các con sẽ bú. Nếu mẹ ăn những thức ăn không đảm bảo, khó tiêu thì con cũng dễ bị đầy bụng. Vì vậy, nếu thấy con mình xì hơi nhiều thì nên kiểm tra lại thực đơn ăn uống của mình để điều chỉnh sao cho tốt với con mình nhất.
6. Vỗ ợ hơi cho bé
Ngoài massage, mẹ còn có thể thực hiện thêm những động tác vỗ ợ hơi cho trẻ sau khi trẻ bú một thời gian để tránh cũng như giảm thiểu hiện tượng xì hơi ở trẻ.
Những điều nên tránh khi trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài
- Không tự ý dùng bất kì loại thuốc hay men tiêu hóa nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Không áp dụng những cách chữa trị chưa được kiểm chứng trong y học cũng như trong thực tiễn.
- Đối với những loại sữa công thức không phù hợp thường khiến trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Nếu mẹ muốn đổi sữa thì cần hỏi ý kiến các sĩ, không tự ý đổi sữa của con.