Để trẻ có cảm giác đói, chỉ cho con ăn trong vòng 30 phút, tập tính tự lập để con tự xúc ăn… là những phương pháp tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu nghiệm để chữa bệnh lười ăn ở trẻ nhỏ.
Bệnh lười ăn ở trẻ luôn khiến các ông bố bà mẹ đau đầu. Trẻ trong giai đoạn từ 1- 2 tuổi luôn thích thú tìm hiểu thế giới xung quanh nên hầu như không chú ý đến việc ăn uống. Để con có thể ăn hết thức ăn, nhiều mẹ phải bế con đi khắp nhà hay cho trẻ xem ti vi. Tuy nhiên, đây không phải là cách hay trong việc nuôi dạy con. Để trẻ không còn lười trong việc ăn uống, mẹ cần biết những phương pháp khoa học theo lời khuyên của chuyên gia.
Khi thực sự thấy đói, trẻ sẽ tập trung ăn uống hơn. Vì vậy, mẹ hãy cho con đói để bữa ăn của trẻ năng suất hơn. Trước giờ ăn, mẹ nên khuyến khích bé vận động nhiều để tiêu thụ nhiều năng lượng.
Nhiều chuyên gia >dinh dưỡng khuyên các bà mẹ nên sắp xếp các bữa ăn chính và phụ cách nhau 2 – 3 giờ, giữa các bữa ăn chỉ cho trẻ uống nước.
Rất nhiều bà mẹ khi thấy trẻ lười ăn liền lo lắng và tìm đủ mọi cách để con ăn được nhiều. Lúc này, mẹ liền cho con xem ti vi, bế con đi khắp nơi hoặc thậm chí cố ép con ăn hết khẩu phần. Theo các chuyên gia, đây là cách làm phản khoa học. Trẻ khi bị ép ăn sẽ cảm thấy sợ hãi, hình thành tâm lý kháng cự và không muốn hợp tác với mẹ trong việc ăn uống.
Trong trường hợp này, các mẹ hãy dừng bữa khi trẻ không còn muốn ăn. Khi con vào bữa, các mẹ hãy đóng vai trò là người hướng dẫn, khích lệ và cổ vũ con ăn. Nếu bé không tiếp tục muốn ăn, mẹ hãy tôn trọng quyết định của trẻ.
Khi con được 7 – 9 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ tập bốc thức ăn để tăng cường cử động của đôi tay giúp con linh hoạt. Từ 1 tuổi trờ đi, trẻ đã có thể tự cầm thìa xúc ăn. Mẹ nên lưu ý rèn tính từ lập cho con từ nhỏ để việc ăn uống của bé trở nên dễ dàng.
Mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút. Nếu bé không ăn hết thức ăn, mẹ nên kết thúc và cố gắng cho con ăn ở bữa tiếp theo hoặc bổ sung thêm bữa ăn trong ngày.
Nhiều cha mẹ vừa cho ăn vừa để trẻ xem hoạt hình hoặc bế đi rong nhằm ép con ăn hết khẩu phần. Tuy nhiên, việc làm này càng làm trẻ lười ăn hơn. Điều này cũng khiến khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn lại, trẻ chưa cảm thấy đói đã phải ăn trong miễn cưỡng.
Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trẻ em Việt Nam dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất do chế độ dinh dưỡng chưa được đảm bảo và đầu tư đúng mức.
Trẻ em luôn thích thú trước những hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng. Vì vậy, mẹ nên đầu tư trang trí món ăn thật bắt mắt để hút sự chú ý và kích thích cơn thèm ăn của trẻ.
Bên cạnh đó, tùy từng độ tuổi mà mẹ hãy “rủ rê” con cùng tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn. Con sẽ cảm thấy hào hứng khi được cùng mẹ làm những công việc thú vị này và sẽ ăn ngon miệng hơn. Từ đó, cơn lười ăn của con sẽ dần biến mất.
Thói quen xem ti vi hoặc chơi đồ chơi trong lúc ăn khiến trẻ không tập trung ăn uống gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì vậy, mẹ cần thiết lập quy tắc trên bàn ăn cho trẻ theo "quy tắc 3 không": không tivi – không đi rong – không đồ chơi. Cả mẹ và trẻ đều phải thực hiện nguyên tắc này một cách nghiêm túc ngay từ thời điểm con bắt đầu ăn dặm.
Trẻ nhỏ rất thích được khen ngợi. Vì vậy, khi con hợp tác với mẹ trong bữa ăn, mẹ hãy thể hiện sự khích lệ đối với trẻ như: “Con ăn hết được phần cà rốt rồi này! Giỏi quá!”
Thông qua cách giao tiếp, bé sẽ hiểu được rằng ăn ngoan sẽ khiến mẹ vui. Từ đó, để mẹ luôn khen ngợi, bé sẽ chịu khó ăn hết thức ăn mẹ đã chuẩn bị.
Sáu phương pháp này sẽ giúp mẹ >chữa bệnh lười ăn ở trẻ nhỏ một cách triệt để khiến việc nuôi con trở nên nhàn tênh!