Theo báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai tại buổi lễ kỷ niệm “Ngày Thận Thế giới” (12/3), hiện nay có tới 6.73% dân số Việt Nam mắc bệnh thận, trong đó, những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu chiếm 0.09% dân số, và chỉ 10% trong số đó được lọc máu, 90% đều tử vong.
Ức gà
Trong thịt gà thì phần ức gà ít chất >dinh dưỡng nhật. Mẹ nên cho bé ăn phần thịt từ phần ức gà vì nó rất tốt cho thận. Ức gà không da ít phốt pho, kali và natri hơn thịt gà.
Củ cải
Món củ cải thường được các mẹ mua về để chế biến thành cháo dinh dưỡng cho con ăn. Trong thành phần của củ cải phù hợp với người bệnh thận bởi ít kali và phốt pho. Ngoài ra, củ cải cũng là nguồn vitamin C tuyệt vời, một chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đục thủy tinh thể.
Lòng trắng trứng
Trong thành phần lòng đỏ của quả trứng rất bổ dưỡng nhưng giàu phốt pho, không tốt cho người bệnh thận và hệ tiêu hóa của trẻ khi ăn nhiều. Nhưng nếu bạn cho con ăn lòng trắng nhiều protein chất lượng cao, có lợi cho thận.
Rau bắp cải
Rau bắp cải là một loại rau lá xanh rất tốt cho trẻ. Trong thành phần của rau bắp cải chứa nhiều vitamin K, vitamin C và vitamin B, đặc biệt cung cấp chất xơ không hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh của trẻ. Ngoài ra, rau bắp cải còn là loại rau không có kali, có lợi cho gan và thận, lại giàu chất phytochemical giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây bệnh mạn tính như ung thư.
Dầu ô liu
Tron thành phần dinh dưỡng của dầu ô liu giàu chất béo và phốt pho, phù hợp cho người mắc bệnh thận. Đối với trẻ nhỏ khi ăn dầu ô liu sẽ giúp giảm bớt chất béo khiến cho thận và tim mạch của trẻ không bị gáp lực. Thành phần lớn chất béo trong dầu ô liu là loại không bão hòa đơn axit oleic, có đặc tính chống viêm.
Các biện pháp phòng ngừa suy giảm chức năng thận
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa thận đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hay trong gia đình có người mắc bệnh thận nên thường xuyên đi khám chuyên khoa tiết niệu. Qua các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và theo dõi huyết áp sẽ giúp họ kiểm soát hoạt động của thận chính xác và kịp thời. Để phòng bệnh thận, bảo vệ thận, tốt nhất là uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày.
Những người làm việc trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng nên uống nhiều hơn.
Cần thận trọng khi sử dụng các loại nước khoáng thiên nhiên vì trong nước này có các muối như canxi cacbonat khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng canxi oxalat gây sỏi thận.
Ngoài ra một số thuốc như vitamin C nếu dùng liều cao kéo dài cũng có thể gây ra sỏi thận.
Không uống nhiều rượu và nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả. Một số loại thức ăn ít muối như thực phẩm tươi, trái cây, củ hành, tiêu, chanh, gừng…
Không tự ý dùng thuốc bừa bãi, đặc biệt các loại thuốc nam.
Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Khi khám thận cần chú ý kiểm tra huyết áp, nước tiểu, xét nghiệm máu.