Các chuyên gia khuyến cáo, với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm sau bởi những nguy hiểm khôn lường có thể xảy đến với sức khỏe của bé, thậm chí là nguy cơ tử vong.
Bước vào độ tuổi ăn dặm cũng là lúc các bé bắt đầu được thử sức với các loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, với >trẻ dưới 2 tuổi, do hệ tiêu hóa còn non nớt, nguy cơ hóc nghẹn cao, có một số loại thực phẩm, gia vị nằm trong danh sách "cấm kỵ" mà cha mẹ không nên cho con ăn.
1. Muối
Có khuyến nghị cụ thể về lượng muối cho trẻ em, đối với trẻ từ 1 tuổi trở xuống, quy tắc là không thêm bất kỳ loại muối nào vào thức ăn của chúng. Thận của trẻ vẫn đang phát triển nên chưa sẵn sàng để xử lý.
Theo khuyến cáo của huấn luyện viên >dinh dưỡng Renee Rose Rodrigo, đối với thực phẩm cho bé, hãy thử các loại thảo mộc và gia vị thân thiện với bé như quế, gừng, hương thảo và rau mùi tây. Khi mua thực phẩm cho bé, bố mẹ hãy kiểm tra bảng dinh dưỡng về hàm lượng muối trước khi quyết định mua hay không.
2. Đường
Theo các khuyến nghị gần đây nhất của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHS), trẻ dưới 2 tuổi không cần thêm đường trong chế độ ăn uống và cũng không nên cho bé uống đồ có đường hoặc đồ ngọt đóng gói sẵn. AHS cho biết sở thích của vị giác bắt đầu sớm trong đời, vì vậy việc hạn chế bổ sung đường có thể giúp trẻ phát triển sở thích lâu dài đối với thực phẩm lành mạnh hơn. Về phía bố mẹ, một lần nữa các chuyên gia khuyến cáo, luôn luôn kiểm tra nhãn dinh dưỡng khi mua các sản phẩm thực phẩm cho trẻ nếu chúng có chứa các chất phụ gia như đường và muối.
3. Mật ong
Theo cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyến cáo, mật ong không được khuyên dùng cho trẻ nhỏ. Hãy đợi đến khi bé được ít nhất 1 tuổi hoặc trên 2 tuổi thì mới đưa vào chế độ ăn uống. Mật ong có thể chứa các bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum. Loại vi khuẩn này có thể tạo ra độc tố trong ruột của em bé dẫn đến ngộ độc ở trẻ sơ sinh, có thể gây táo bón, kém ăn và trong trường hợp nghiêm trọng hơn thậm chí là viêm phổi và mất nước.
4. Bỏng ngô, nho nguyên quả và thạch
Thực phẩm dính, trơn, cứng và tròn là những món ăn nguy hiểm vì có thể gây nghẹt thở cho trẻ sơ sinh. Theo lời khuyên của KidsHealth, những thực phẩm tương tự khác cần tránh như nho khô, kẹo dẻo, các loại hạt, quả mọng, xúc xích, khoai tây chiên và bánh mì trắng (vì chúng có thể dính vào nhau).
Bố mẹ chỉ nên chọn những thực phẩm có thể nghiền và cắt được như chuối chín và mì ống nấu chín để có thể vừa miệng bé ở độ tuổi này.
5. Thực phẩm sống và nấu chưa chín hẳn
Theo khuyến cáo của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, người lớn có thể thích trứng lòng đào, nhưng khi nấu cho trẻ nhỏ, hãy chế biến trứng cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ phải thật chín.
Nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn có hại. Vì vậy, thịt nên đạt 62°C khi nấu, thịt xay ở 71°C và thịt gia cầm ở 74°C. Cá dùng được cho trẻ sơ sinh khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, nhưng theo BabyCenter - trang web cung cấp các kiến thức >nuôi dạy con uy tín - khi chế biến cá, cần nấu cho đến khi thịt chín hẳn và mềm đến mức có thể dùng dĩa xiên được.