Dưới đây là những lưu ý mẹ nhất định phải nắm rõ khi chăm sóc bé sơ sinh để con luôn được an toàn và phát triển cách tốt nhất.
Khi mang trẻ sơ sinh ra ngoài
Thông thường khi mới sinh con, chính bản thân người mẹ và đứa bé đã phải hạn chế ra ngoài để đảm bảo được >sức khỏe cũng như sự an toàn của hai mẹ con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc phải mang em bé dưới 3 tháng 10 ngày tuổi ra ngoài.
Theo dân gian xưa, khi đưa con ra ngoài, mẹ hãy chấm một chút nhọ nồi hoặc son lên trán của bé để tránh được những vía dữ và tác động xấu khác. Sau khi gặp nhiều người lạ, bé có thể sẽ khóc dữ dội nên sau khi mọi người đã đi khỏi, mẹ có thể tiến hành đốt ít lá thơm có tính sát khuẩn để khử sạch không khí.
Ngoài ra, vì sức đề kháng của bé còn rất yếu, dễ mắc các căn bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên khi đưa bé ra ngoài, các mẹ nên lưu ý chuẩn bị trang phục thích hợp cho con. Song song đó, cần che kín các phần quan trọng như đầu, cổ, tay, chân và kiểm tra đồ đạc mang theo thật kỹ lưỡng cũng như tránh để bé tiếp xúc với quá nhiều người cùng một lúc.
Không để người khác tiếp xúc gần với mặt con
Nụ hôn của người lớn có thể là tác nhân gây nên những căn bệnh nguy hiểm chết người và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, thậm chí là có thể cướp đi tính mạng của trẻ. Cụ thể đó chính là căn bệnh truyền nhiễm mang tên Herpes. Khi bị dính virus này, trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng như co giật, khó thở, bỏ bú, suy giảm chức năng gan, não, hệ thần kinh kém phát triển.
Điều mẹ cần làm để bảo vệ con là hãy yêu cầu người khác vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi chơi với bé. Không hôn con và cũng không cho người khác hôn con mình hoặc có những cử chỉ tiếp xúc quá gần với mặt bé. Chính mẹ cũng hãy giữ khoảng cách với con nếu mặt vẫn còn >trang điểm chưa được rửa sạch, bị cảm cúm, bị bệnh răng miệng hoặc có vấn đề về da.
Khi trẻ khóc liên miên không dứt
Trẻ sơ sinh khóc mãi không dứt là tình trạng khiến không ít bà mẹ trẻ phải đau đầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, trong đó, dân gian hay giải thích là do bé khóc dạ đề (nếu khóc không dứt vào ban đêm). Một số mẹo sẽ giúp bé không khóc nữa mẹ có thể áp dụng như xông khói bồ kết, để một vài tép tỏi hoặc cành dâu ở đầu giường ngủ. Các lá này đều có tính sát khuẩn và làm sạch không khí trong phòng.
Với khóc dạ đề, mẹ hãy kiểm tra xem trong các món mình ăn vào có thành phần caffein, các chất gây dị ứng hoặc có thành phần lạ không. Một số món mẹ ăn vào có thể khiến con phản ứng dữ dội. Nếu bé bú sữa công thức, hay xem lại thành phần coi có chất nào trẻ dị ứng không. Một số bà mẹ chọn cách massage cho con vì điều này luôn giúp con cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi bé khóc, việc đầu tiên mẹ bắt buộc phải làm vẫn là kiểm tra xem con có đi vệ sinh hoặc có điều gì bất thường hay không. Xác định nguyên nhân rõ ràng, mẹ hãy tiến hành tiếp theo các biện pháp cần nhé!
Không để đồ lặt vặt gần nơi bé ngủ
Tình trạng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS xảy ra càng ngày càng nhiều và đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều bậc phụ huynh. Nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ nhỏ đột tử bất thường phần lớn sẽ phải kể đến là do có quá nhiều đồ vật được bày biện xung quanh nơi bé ngủ.
Khi ngủ hoặc đơn giản chỉ là khi nằm, trẻ sơ sinh không có đủ ý thức và tiếng nói để thông báo khi bị ngạt. Mẹ nên dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp và để càng ít đồ vật xung quanh chỗ bé nằm càng tốt. Những thứ vô cùng quen thuộc như chăn mền, gối, thú nhồi bông,… tưởng vô hại nhưng đôi lúc lại có thể chính là nguyên nhân khiến con trẻ bị ngạt thở thương tâm khi ngủ.
Không treo nhưng bức tranh có hình tượng quái dị hung ác
Bên trong phòng của em bé tuyệt đối không được treo, đặt các bức tranh có hình tượng quái dị hung ác, nếu bé tự ý treo cần phân tích cho bé hiểu vả bỏ đi. Khi phạm điều này thì tính cách em bé trở nên quái dị nóng nảy và hung ác.
Những lưu ý khác khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Cho bé vừa bú vừa ngủ
Rất nhiều bố mẹ cho bé vừa ngậm ti giả hoặc bình sữa để chìm vào giấc ngủ nhưng sai lầm này có thể khiến cho bé ngạt thở.
Để tã bỉm của bé quá lâu không thay
Nếu để tã bỉm của bé quá lâu sẽ dễ khiến bé khó chịu, nặng hơn có thể gây ngứa ngáy, viêm nhiễm. Mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã bỉm cho bé. Nếu thấy ướt thì nên thay cho bé.
Cho con ngậm ti giả quá sớm
Trẻ sử dụng ti giả sẽ bị phụ thuộc vào chúng và bị hạn chế ti mẹ. Cho ngậm ti giả quá sớm còn có thể khiến trẻ nhầm lẫn giờ giấc ăn uống. Thân nhiệt, nhịp tim và mùi hương quen thuộc từ cơ thể người mẹ lúc cho con bú sẽ làm cho bé có cảm giác an toàn và thoải mái.
Cho trẻ nằm gối cao
Do cấu trúc xương sống của trẻ sơ sinh là một đường thẳng nên đầu và lưng của bé phải luôn nằm trên một đường thẳng. Nếu đầu phải gối trên một vật dụng khác, phần xương cổ sẽ dễ bị quẹo sang một bên và làm biến dạng xương sống. Do đó, việc dùng gối cho trẻ sơ sinh có thể là một nguy cơ dẫn đến những căn bệnh về xương cột sống như vẹo cột sống. Vì thế, không cần cho bé nằm gối.