Quá trình ăn dặm của bé là vô cùng cần thiết đòi hỏi sự tinh tế của mẹ, bởi đây là giai đoạn bé làm quen với các loại thức ăn ngoài sữa. 4 sai lầm dưới đây của mẹ sẽ khiến trẻ chán ăn, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
Cho bé ăn dặm quá sớm
Các mẹ thường cho bé ăn dặm sớm vì sợ con đối, nhưng các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi trở lên. Bởi ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ mới bắt đầu ổn định để tiêu hóa được một số loại thức ăn phù hợp.
Nếu ăn dặm từ 3-4 tháng. Bé ăn dặm quá sớm sẽ bị nôn trớ, rối loại tiêu hóa, khiến bé chán ăn chậm lớn, còi xương.
Cho con ăn quá nhiều đạm
Các mẹ thường thương con nên cung cấp nhiều >dinh dưỡng, nhất là đạm để be mau lớn, tăng cân. Nhưng điều này vô tình khiến lượng đạm “quá tải” trên cơ thể bé sẽ bị đào thải mà con lại thiếu dinh dưỡng khiến bé dễ mắc còi xương, chậm lớn.
Ngoài ra, có nhiều mẹ còn bớt lượng sữa đi vì sợ con quá no, không thể ăn được cháo, bột nữa. Thực tế là bé dưới 1 tuổi vẫn cần sữa cho bữa chính, bột, cháo chỉ là bữa phụ, nên mẹ đừng vội cắt sữa của con đi.
Nghiền hoặc lọc đồ ăn quá kỹ
Trẻ con thường lười nhai nên các bà mẹ thường xay nhuyễn thức ăn cho bé dễ nuốt. Tuy nhiên đây là thói quen sai lầm cơ bản bởi điều này làm cho mùi vị thức ăn bị kém ngon và làm bé lười nhai khi trưởng thành.
Hơn nữa việc nhai mới làm cho dịch vị dạ dày của bé tiết ra nhiều hơn, khiến bé tăng cảm giác ngon miệng khi ăn.
Chỉ dùng nước xương nấu cho bé
Có rất nhiều mẹ thường chỉ nấu cháo ăn dặm cho trẻ bằng nước hầm xương, bởi các mẹ tin tưởng nước xương giúp cung cấp canxi cho bé khiến bé nhanh lớn và có hệ xương chắc khỏe. Tuy nhiên, việc cho con ăn dặm chỉ bằng nước hầm xương làm bé thiếu dinh dưỡng và lượng protein khiến bé dễ béo phì mà vẫn suy dinh dưỡng.