Vùng cuống rốn của trẻ nhỏ dễ bị vi khuẩn xâm nhập khi chăm sóc mẹ hãy lưu ý những vấn đề sau:
Không chà mạnh vào rốn bé
Khi em bé chào đời mẹ cần phải học cách vệ sinh cuống rốn cho con thật tốt, bởi cuống rốn là bộ phận quan trọng của mỗi người là nơi dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Khi bé chào đời dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Khi bạn nhìn kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh khu vực rốn bé ít nhất 1 lần/ngày rồi mẹ sử dụng khăn mềm, nhẹ nhàng lau vùng rốn của bé sạch sẽ.
Cẩn thận khi tắm cho bé
Nhiều bà mẹ thường lau người cho trẻ sơ sinh chứ không tắm vì sợ ảnh hưởng tới cuống rốn của con. Nhưng việc này hoàn toàn không đúng bởi vì như vậy cơ thể bé không được làm sạch khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Mẹ hãy cứ tắm cho bé bình thường tuy nhiên mẹ nên thận trọng khi chăm sóc vùng cuống rốn của con, không nên để nước chảy vào cuống rốn, cần lau khô cuống rốn bằng khăn mềm và bôi nước muối sinh lý để cuống rốn mau khô.
Để cuống rốn rụng tự nhiên
Nếu sau khoảng 1-2 tuần mà bé nhà bạn vẫn chưa rụng rốn thì bạn đừng quá lo lắng hãy để cho rốn rụng tựn hiên đừng tác động tới nó kẻo ảnh hưởng tới >sức khỏe của bé. Nếu như mẹ thấy tại vùng cuống rốn của bé có hiện tượng chảy máu thì mẹ hãy đưa con tới bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Sau khi cuống rốn rụng, bạn sẽ thấy lỗ rốn của bé. Đôi khi, lỗ rốn có thể bị nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể chảy máu. Bạn đừng quá lo, điều này hoàn toàn bình thường và lỗ rốn sẽ lành lại trong vòng 2 tuần.
Các triệu chứng của nhiễm trùng rốn
Nếu như bạn thấy con của mình có những triệu chứng bị nhiễm trùng rốn dưới đây hãy đưa bé tới bệnh viện ngay nhé:
Bạn thấy con bị sốt, vùng cuối rố chảy máu mủ có mùi tanh hôi khó ngửi.
Khi kiểm tra vùng rốn đỏ và mền khi mẹ động vào cuống rốn của bé bé thường khóc to hơn.
Khi thấy con có những biểu hiện này mẹ hãy đưa con đi khám để được điều trị kịp thời.