Một số bộ phận trên cơ thể nếu bé thường xuyên cảm thấy khó chịu là dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển mạnh mẽ từng ngày, dễ bứt phá về chiều cao.
Nếu mẹ thường xuyên nghe con than đau chỗ này chỗ kia, mẹ khoan hãy lo lắng nhé. Trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, đôi khi một số bộ phận trên người trẻ đau là do cơ thể con đang đòi hỏi ăn uống đầy đủ >dinh dưỡng để phát triển tốt nhất có thể, hoặc sự phát triển từng ngày cũng khiến trẻ bị đau sinh lý trong một giai đoạn ngắn.
Vì vậy, nếu thấy 3 vị trí trên người con đau hoặc khó chịu, mẹ nên chú ý tăng cường bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi; cho con tập luyện thể dục thể thao, sinh hoạt lành mạnh, đảm bảo trong tương lai con sẽ cao dù cha mẹ hơi “lùn một tí”.
Bụng khó chịu vì đói
Nhiều trẻ cứ vừa ăn xong một lúc là lại đi lục thức ăn trong bếp, trong tủ lạnh, như thể đã lâu lắm chúng không có gì vào bụng. Chúng thường bị bố mẹ mắng oan là không tập trung học hay làm việc chỉ lo ăn hoặc kiếm cớ để trì hoãn việc học.
Những thực tế không hẳn như cha mẹ nghĩ, trẻ nhanh đói là do con đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu về các chất dinh dưỡng rất cao.
Mặt khác, việc học cũng tiêu tốn không ít năng lượng của cơ thể. Chính vì hai yếu tố này mà lúc nào bụng con cũng “sôi” lên “đòi ăn”. Cha mẹ chỉ cần chuẩn bị cho con những món ăn lành mạnh, tránh cho trẻ ăn những thực phẩm ăn sẵn hay đồ chiên rán sẽ không tốt cho bé.
Chân bị đau lúc nửa đêm
Nhiều trẻ thường than đau chân khi về đêm, lúc đang ngủ. Tuy nhiên đây là một trong những dấu hiệu cho thấy “con bước vào thời kỳ tăng trưởng”.
Nguyên nhân là do ban đêm xương sẽ phát triển nhanh, cơ thể không theo kịp sự phát triển của xương nên xảy ra hiện tượng “đau tăng trưởng”.
Chính vì thế, con sẽ có cảm giác đau tức, mỏi ở chân, cơn đau tập trung ở các khớp hoặc đầu gối nhưng không có vị trí rõ ràng. Đặc biệt, cơn đau chỉ xuất hiện vào ban đêm và thường xuyên tái diễn.
Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có đến 40 em mắc chứng đau tăng trưởng. Biểu hiện này thường xuất hiện từ 3 tuổi và có thể kéo dài đến hết tuổi dậy thì, rõ nhất trong giai đoạn trẻ từ 3 đến 5 tuổi và từ 8 đến 12 tuổi, lúc bé phát triển mạnh nhất.
Mắt lúc nào cũng muốn “sụp xuống”
Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao cần ngủ đủ giấc, nhất là vào ban đêm. Hormone tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào khoảng 11 - 12 giờ đêm khi mà trẻ đã ngủ say. Vì vậy cha mẹ nên ra quy định bắt con ngủ sớm trước 10 giờ tối nhé.
Bên cạnh giấc ngủ đêm thì ở giai đoạn tăng trưởng, con bỗng “thèm” ngủ trưa. Cứ trưa đến là mắt con díp lại, khó cưỡng lại giấc ngủ. Nếu trưa con không học ở trường, cha mẹ hãy cho con không gian yên tĩnh để con có giấc ngủ ngon nhé.
Nếu thấy con có 3 dấu hiệu kể trên, bên cạnh 4 nhóm thực phẩm bột - đường - đạm - béo, mẹ nên tăng cường cho con ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, hải sản, cua đồng, trứng gà trứng vịt, hạt mè…
Đồng thời, mẹ nên tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động ngoài trời để cơ thể con tổng hợp đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời.
Theo nghiên cứu, chiều cao của trẻ phụ thuộc 20% vào di truyền, còn dinh dưỡng và tập luyện chiếm đến 80%. Vì vậy, nếu như ba mẹ có chiều cao hạn chế nhưng con được bổ sung dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là ở các cột mốc phát triển vượt trội, chiều cao của con hoàn toàn có thể được cải thiện như mong muốn.