Khi mẹ đã hết thời gian nghỉ thai sản và trở lại với công việc thì cho bé bú bình là một trong những việc ưu tiên hàng đầu nhưng không phải bé nào cũng dễ dàng hợp tác.

05:30 12/10/2018

Thông thường, những trẻ đã được bú sữa mẹ ngay từ khi ra đời sẽ chần chừ lưỡng lự và thậm chí là ghét khi thấy mẹ đưa cho chúng bình sữa thay vì cho bú trực tiếp. Vì vậy, một trong những bí quyết là hãy để cho các ông chồng thay bạn bắt đầu hành trình tập cho con bú bình và bạn sẽ thấy bất ngờ với mức độ hiệu quả đến bất ngờ. Quá trình chuyển đổi sẽ trở nên dễ dàng và trơn tru hơn, nó cũng giúp mở đường cho quá trình tập ăn dặm sau này.Thông thường, những trẻ đã được bú sữa mẹ ngay từ khi ra đời sẽ chần chừ lưỡng lự và thậm chí là ghét khi thấy mẹ đưa cho chúng bình sữa thay vì cho bú trực tiếp. Vì vậy, một trong những bí quyết là hãy để cho các ông chồng thay bạn bắt đầu hành trình tập cho con bú bình và bạn sẽ thấy bất ngờ với mức độ hiệu quả đến bất ngờ. Quá trình chuyển đổi sẽ trở nên dễ dàng và trơn tru hơn, nó cũng giúp mở đường cho quá trình tập ăn dặm sau này.

Ngoài bí quyết trên thì việc cho bé bú bình cũng sẽ trở nên nhàn tênh nếu bạn "bỏ túi" một số bí quyết hay ho dưới đây:

1. Chia sữa ra từng phần nhỏ nếu phải ra ngoài lâu

Đong lượng sữa chuẩn khi bạn đang ở ngoài chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Bạn có thể "dẹp" đi mọi phiền phức bằng cách đong sữa ra từng phần nhỏ sẵn ở nhà và bỏ vào từng túi nhỏ để mang đi theo cùng. Nếu có sẵn hộp chia sữa thì càng tiện.

2. Rửa ngay sau khi dùng

Để những bình sữa bẩn cho đến cuối ngày mới rửa một lần đồng nghĩa với việc phải cọ và chà mạnh mới có thể rửa sạch được. Rửa hoặc ngâm bình vào một bát nước có dung dịch tẩy rửa ngay sau khi dùng sẽ vừa sạch lại vừa tiết kiệm công sức hơn và sau đó bạn nên tiệt trùng vào cuối ngày.

3. Thử cho bé bú bình mà không dùng tay

Các bố mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp của một công cụ có tên Beeboo, một công cụ có thiết kế với một phần vắt qua vai và một phần có chỗ kẹp để đỡ bình sữa để đỡ mỏi tay và có thể rảnh tay làm việc khác. Giá bán của công cụ này hiện là 29.99 đô (khoảng 700 nghìn VNĐ).

4. Pha nhiều một lúc

Cũng giống như việc pha thật nhiều nước cam hay chanh từ buổi sáng và chúng ta có thể uống dần cả ngày, bạn cũng có thể pha sẵn sữa cho bé và đảm bảo bảo quản thật vệ sinh để con có thể uống nhiều lần. Nhưng có 1 lưu ý đấy chính là sữa bột pha chỉ tốt trong khoảng thời gian 24 tiếng, sau đó thì không nên dùng nữa.

5. Khuyến khích bé bú tự lập

Lại một công cụ nữa trợ giúp cho các bố mẹ để không phải vừa bế vừa cầm bình cho con bú đó chính là chiếc bình có thiết kế đặc biệt tên Podee với giá 9.99 đô (khoảng gần 233 nghìn VNĐ).

6. Máy hâm nóng sữa

Chắc hẳn đây không còn là một công cụ xa lạ gì với các ông bố bà mẹ nữa với rất nhiều lựa chọn đa dạng trên thị trường. Khỏi phải nói đây là công cụ cần thiết cho bất cứ nhà nào có con nhỏ.

7. Sắm một chiếc gối êm ái

Một chiếc gối êm ái có thể nâng phần đầu và cổ của bé lên để bú bình mà vẫn tạo cảm giác thoải mái cho bé sẽ là "vị cứu tinh" giúp cho những lần bú sữa trở nên yên bình và dễ chịu hơn rất nhiều cho bé và cả bố mẹ.

8. Máy tiệt trùng bình sữa

Cũng giống như máy hâm nóng, đây sẽ là món đồ hữu dụng và cần thiết để đảm bảo vệ sinh cho bình sữa của trẻ.

9. Nhớ vỗ ợ hơi cho bé

Các bé bú bình thường sẽ cần được vỗ ợ hơi thường xuyên hơn các bé bú sữa mẹ nên các bố mẹ đừng quên vỗ cho các bé nhé. Hãy cứ mạnh dạn thử nhiều tư thế vỗ khác nhau cho con trước khi tìm được tư thế tốt nhất như đặt bé lên vai, nằm úp mặt trên đùi bạn hay ngồi thẳng…

10. Dành một chỗ riêng để các đồ và dụng cụ pha sữa

Thường thì những đồ pha sữa cho bé hay bị để lung tung khắp mọi nơi trong bếp hay trong nhà và mỗi lần như thế bạn đều phải mất nhiều thời gian đi tìm nên hãy để dành một góc nào đó cố định trong bếp và để tất cả những thứ đó vào, để mỗi lần cần dùng đến bạn sẽ không phải bới tung cả nhà lên để tìm.

Theo Lam Phương/ Helino