Là một ông bố tếu táo, hài hước nhưng Xuân Bắc lại tỏ ra rất nghiêm khắc và có phần cực đoan trong việc dạy dỗ con cái.
Xuân Bắc từng tâm sự: “Tôi lại là người khá nghiêm khắc và cực đoan trong việc >dạy con, tôi phản đối những ý kiến rằng dạy con mà không dùng đến roi vọt, thứ nhất nếu cái gì cũng có thể nói được thì các quốc gia không cần đầu tư vào quân sự, lớn rồi, biết suy nghĩ rồi, biết phải trái rồi mà còn phải sử dụng đến những biện pháp quân sự, nữa là trẻ.
Thứ hai các nhà tù luôn chật người, lớn rồi, biết suy nghĩ rồi, mà vẫn vào tù, nữa là trẻ em, đấy là trong thực tế. Các cụ xưa nói thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, ở phương Tây có thể họ rất ít đánh con cái, nhưng luật pháp họ khác, họ có môi trường trật tự xã hội rất tốt, anh không nuôi con anh thì xã hội nuôi, còn xã hội mình anh không nuôi con anh, thì không ai nuôi cả, vì vậy bản thân mỗi gia đình, mỗi tế bào của xã hội phải tốt, ông bố bà mẹ phải có trách nhiệm trước hết với con cái của mình.”
Tôi có đọc được ở sách câu: “Sự dịu dàng và nhẹ nhàng của người mẹ, sự nghiêm khắc của người cha sẽ tạo cho con cơ hội tốt để phát triển” và “đánh một lần, lần sau giơ roi lên cho con nó biết là cái roi đấy sẽ làm nó đau”. Tôi đã trưởng thành nhờ chiếc roi của bố và tôi cũng sẽ dạy con bằng chính chiếc roi thấm tình yêu thương đó”.
Tuy nhiên, anh lại là một ông bố rộng lượng, yêu thương con hết mực. Anh luôn kể chuyện cho con trai nghe, cõng khi con thấy mệt vì đi đường xa, nấu ăn cho con… Bù lại, dù nghịch ngợm nhưng cậu bé cũng luôn thể hiện tình yêu thương rất nhiều với bố Xuân Bắc.
Anh cũng được nhiều người ngưỡng mộ bởi luôn thể hiện sự tận tâm của người cha, anh luôn giải thích những thắc mắc của con, luôn trò chuyện với con dù vấn đề của bé có nhỏ nhặt trẻ con đến đâu. Đây chính là bài học mà các bậc cha mẹ cần học hỏi để có thể vừa trở thành người bạn vừa là tấm gương cho con mình.
Theo ý kiến của các chuyên gia, tình cảm tích cực giữa bố mẹ và con cái được tạo nên từ sự gần gũi, giao tiếp hằng ngày. Nhưng việc dành thời gian để nói chuyện với con, lắng nghe ý kiến của con cái không phải cha mẹ nào cũng làm được nhất là trong cuộc sống hiện đại, cha mẹ thường bị cuốn theo công việc, chưa kể mỗi khi nhàn rỗi lại bị smartphone, máy tính bảng… chi phối. Bởi điều này nên Xuân Bắc luôn dành tối đa thời gian bên con.
Khán giả khi xem chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế", đều luôn ấn tượng với các dạy con như một người bạn của Xuân Bắc trong suốt các tập chương trình. Xuân Bắc luôn thể hiện tình yêu của mình với con thông qua cách gọi “con yêu” hay bày tỏ “bố yêu con”. Ngược lại, bé Bi con trai Xuân Bắc cũng không ngần thể hiện tình cảm với bố bằng những lời nói vô cùng đáng yêu.
Xuân Bắc luôn để con tự giải quyết vấn đề của mình. Với một chiếc thớt gỗ, ông bố Xuân Bắc có thể tự mình mang về rất nhẹ nhàng nhưng anh đã để Bi béo và Chíp tự phải xoay xở, nghĩ ra cách để mang được chiếc thớt (mà đối với các bé là “nặng ngàn cân) về nhà. Xuân Bắc cũng rất chú ý để Bi béo tự mình đối mặt với những khó khăn, thử thách mà không có bố làm giúp để tạo cho con tính tự lập.
Xuân Bắc luôn thu hút sự chú ý và ánh mắt lấp lánh của các con nhờ những câu chuyện ngộ nghĩnh và hết sức đáng yêu. Sau mỗi câu chuyện, bố lại hỏi lại các bé về các xử sự hay nhắc lại cho các con bài học rút ra từ đó. Đây là cách giáo dục con vô cùng hiệu quả mà các phụ huynh nên học tập.
Bi vốn là đứa trẻ lanh lợi, lúc Bi làm tốt việc gì đó, bố Bắc không ngần ngại khen ngợi: Bi giỏi lắm, bố biết Bi làm được mà. Luôn trao giải cho các con. Việc khích lệ trẻ là một thói quen mà bố mẹ nên chú ý, điều này sẽ giúp các bé phát triển tính tự tin, tích cực tư duy và hành động. Xuân Bắc cũng không quên khích lệ và động viên để con có đủ dũng khí “đối mặt” với những tình huống giao tiếp “khó nhằn”.
Với trẻ con phải cực kỳ kiên nhẫn, hãy đặt mình vào vị trí một đứa trẻ, đừng bắt con phải làm mọi thứ theo ý muốn mà người lớn đặt ra, hãy để cho con tự làm những gì mình muốn. Với một đứa trẻ, bạn cần phải kiên nhẫn để hiểu con. Xuân Bắc từng chia sẻ: “Bí quyết để tiếp cận trẻ em không cách nào tốt hơn là đứng ở cương vị trẻ em. Chúng ta phải tạm quên cái thằng người lớn trong mình, hãy ngây thơ như các con. Hãy cùng đi lí giải với các con về những thắc mắc của chúng bởi trẻ con luôn năng động và chơi không biết mệt. Dù vậy, tôi vẫn là người rất nghiêm khắc với con”.