Con chán học, ngại đến trường và có thái độ chống đối khiến nhiều phụ huynh phiền lòng. Vậy sự mệt mỏi của trẻ bắt đầu từ đâu?
Bước vào tiểu học, cuộc cạnh tranh vì sự trưởng thành của con chính thức bắt đầu. Cha mẹ thức đêm để canh con học, kiểm soát chặt chẽ thời gian vui chơi của con, cho con đi học thêm nhiều lớp ngoại khóa và thường xuyên áp đặt những nguyên tắc liên quan đến học tập, điểm số và thành tích của con.
Ảnh minh họa,
Cha mẹ lo lắng như vậy, con cái sẽ cảm thấy thế nào?
"Tôi ghét làm bài tập. Mẹ tôi ngồi cạnh và giám sát tôi hàng ngày, luôn chỉ trích tôi. Đôi khi mẹ nói tôi chậm chạp và không nghiêm túc. Thật khó chịu!".
"Hôm nào có bài kiểm tra, vừa về đến nhà mẹ đã chạy ra hỏi tôi làm bài thế nào. Bố mẹ không quan tâm đến tôi gì cả, họ chỉ quan tâm đến điểm số của tôi”.
"Bố mẹ vui nếu tôi làm bài tốt trong kỳ thi và tức giận khi tôi sai sót”.
"Tôi không thể lúc nào cũng khiến bố mẹ thỏa mãn. Sau khi đạt 99 điểm trong bài kiểm tra, mẹ tôi sẽ nói tại sao tôi không đạt điểm tuyệt đối!".
"Em cảm thấy việc học là việc của bố mẹ, không phải của em. Dù sao mọi chuyện đều do họ sắp xếp và quyết định. Em chỉ làm theo!".
"Sau khi có kết quả thi, mẹ tôi sẽ hỏi ai là người được điểm cao nhất và so sánh tôi với bạn đó”.
Khi tình trạng >sức khỏe của trẻ không tốt và bị cha mẹ ép làm bài tập về nhà, thì hứng thú học tập của trẻ cũng bị hao mòn;
Khi một đứa trẻ bị choáng ngợp bởi một vấn đề, nhưng cha mẹ lại chỉ trích đứa trẻ không nghiêm túc và không chăm chỉ, sự bất bình và tức giận của đứa trẻ sẽ biến thành sự căm ghét học tập.
Khi con thi cử không tốt, chán nản, cha mẹ chế nhạo “Ai bảo con không chịu học hành!”, cha mẹ chặn đứng dòng cảm xúc, con cái không còn được trải nghiệm tình yêu đích thực. Tình yêu thương là động lực bên trong quan trọng nhất để con người trưởng thành, khi thiếu vắng tình yêu thương thì sự trưởng thành sẽ trở nên vô định hướng và bất lực.
Sự lo lắng quá mức và kỳ vọng quá cao của cha mẹ đã biến thành áp lực lớn cho con, sợ rằng nếu hành động muộn, con cái sẽ tụt lại phía sau. Nhưng chính những lo lắng này cũng truyền sang con cái chúng ta ở mức độ lớn.
Ngày càng có nhiều trẻ em thất bại trong một xã hội quá quan tâm đến thành tích học tập và thành công trong tương lai. Trẻ cảm thấy quá trình học tập đau đớn và nhàm chán, sự cố gắng sắp xếp của cha mẹ khiến trẻ mất khả năng kiểm soát bản thân. Một người không thể kiểm soát được lâu ngày sẽ có xu hướng bi quan, chán nản.
Ảnh minh họa.
Trẻ cảm thấy dù mình đã cố gắng và điểm số rất tốt nhưng bố mẹ vẫn không hài lòng, kết quả học tập luôn mang lại cảm giác thất vọng và tự trách bản thân, dường như chỉ có 100 điểm và top 3 mới có thể làm nên chuyện. Trẻ em ngày càng ít nhận thức được cảm giác thành tựu do việc học mang lại.
Càng lớn, tiếng nói nội tâm của sự phủ nhận bản thân sẽ biến thành tâm trạng chán nản lâu dài trong trẻ, điểm số ngày càng kém, mối quan hệ với bạn cùng lớp ngày càng xa lánh, sự che đậy và cô lập tình cảm ngày càng nhiều.
Con chán học vì sự thiếu vắng tình yêu thương trong gia đình
Có một gia đình mà cha và mẹ mâu thuẫn từ lâu, trong vấn đề giáo dục con cái có sự khác biệt lớn, thường xuyên cãi vã không kiểm soát trước mặt con cái, con cái có lúc khóc rất to vì sợ hãi. Cha mẹ tức giận lại nổi cơn thịnh nộ, la mắng khiến chúng càng thêm sợ hãi.
Đôi khi, một hoặc cả hai cha mẹ đến lấy lòng trẻ, hoặc nói xấu người kia trước mặt trẻ. Trong một môi trường gần như chia rẽ như vậy, đứa trẻ này sau khi lên tiểu học đã không có hứng thú học tập, điểm số thấp, tính cách rụt rè, nhát gan, ngại giao tiếp với mọi người.
Ảnh minh họa.
Mọi đứa trẻ đều hy vọng rằng cha mẹ chúng sẽ yêu thương nhau và yêu thương mình vô điều kiện. Trong một gia đình ấm áp, trẻ em có thể yên tâm là chính mình và phát triển. Ngược lại, những đứa trẻ thiếu thốn tình thường sẻ sống trong bất an, ngờ vực và sợ hãi. Như vậy làm sao có thể chú tâm học hành?
Lẽ ra cha mẹ phải hỗ trợ tích cực, ổn định về tình cảm và tinh thần cho con cái, nhưng trong một gia đình mà bầu không khíngột ngạt và thờ ơ, cha mẹ mâu thuẫn với nhau thì con cái không dám bộc lộ cảm xúc và tình cảm của mình một cách chân thành. Những cảm xúc tiêu cực to lớn vượt quá lứa tuổi có thể khiến trẻ đối mặt với những khó khăn, thử thách trong học tập hay không?
Nếu mọi thứ có thể bắt đầu lại, hy vọng rằng tất cả các bậc cha mẹ trên thế giới sẽ buông bỏ sự lo lắng và để con cái họ cảm thấy rằng cha mẹ sẽ yêu thương mình bất kể đó là thành tích tốt hay không. Khi đó, có lẽ sự mệt mỏi trong học tập sẽ không còn nữa.