Tư duy phản biện hứa hẹn giúp hoạt động não bộ trẻ phát triển gấp 2 lần trong nhận thức và giải quyết vấn đề.
Mới đây, TS Wagner (ĐH Harvard) đã đưa ra 7 kĩ năng mềm mọi đứa trẻ nên học để có thể thành công trong môi trường làm việc tương lai. Trong đó, kĩ năng hàng đầu được nhắc đến là tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Vậy tư duy phản biện là gì mà liên quan mật thiết đến sự thành công của trẻ trong tương lai và làm thế nào để bố mẹ có thể dạy cho con hình thành tư duy phản biện. Bài viết dưới đây của bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh (hiện đang công tác tại Worcester, Anh) sẽ giải đáp rõ về các vấn đề mà cha mẹ quan tâm đó.
Tư duy phản biệt giúp não bộ trẻ phát triển gấp 2 lần
Tư duy phản biện hứa hẹn giúp hoạt động não bộ trẻ phát triển gấp 2 lần trong nhận thức và giải quyết vấn đề. Dạy trẻ tư duy phản biện càng sớm càng giúp trẻ sử dụng kỹ năng này thuần phục khi lớn. Nghiên cứu của GS. Zohar cho thấy: Những đứa trẻ phát triển tư duy phản biện sẽ phát triển những kỹ năng sau:
1. Học giỏi với khả năng ghi nhớ tốt.
2. Đi đầu trong cách tìm và giải quyết vấn đề.
3. Có chỉ số IQ rất cao.
Viện Khoa Học Lý Thuyết Hoa Kỳ cho biết: Trẻ có thể học tư duy phản biện ở độ tuổi nhỏ, tư duy phản biện có thể được xem là phần của thiên tài trẻ nhỏ, không thuộc bẩm sinh hay gen di truyền. Trong hoạt động giao tiếp hằng ngày với trẻ, cha mẹ có thể giúp trẻ làm quen và phát triển lối tư duy phản biện một cách tự nhiên.
3 thói quen cha mẹ có thể dạy trẻ để hình thành tư duy phản biện
1. Hãy luôn hỏi trẻ lý do
Nhiều bạn cho rằng lí do của trẻ nhỏ rất ngờ nghệch, nhưng thực tế mỗi lần đưa ra lí do là một lần chúng học cách suy nghĩ để đưa ra quyết định. Lí do có ngờ nghệch, có không liên quan, nhưng hãy tôn trọng và hỏi trẻ thêm câu hỏi: Tại sao con nghĩ đó là lí do?
Các hoạt động nên làm cùng bé: Dán sticker lên những vật dụng trong nhà có cùng 1 tính chất nào đó? Ví dụ, có cùng hình tròn. Hãy hỏi bé tại sao con nghĩ là hình tròn? 2 vật này tại sao con lại dán nó là hình tròn.
2. Giúp trẻ tạo "quỹ" riêng của niềm vui và sự buồn chán
Các cung bậc cảm xúc trẻ có thể trải qua nhiều nhất đó là niềm vui và sự buồn chán/tức giận. Trẻ nhỏ ít nhận ra đâu là cảm xúc tiêu cực, trái ngược. Hãy dạy trẻ hiểu về điều trái ngược để trẻ biết làm cách nào cải thiện các cảm xúc tiêu cực.
Các hoạt động nên làm cùng bé: Hãy chuẩn bị cho trẻ 2 chú heo đất thật to, 1 chú trẻ sẽ dán 1 hình mặt cười, chú heo còn lại trẻ sẽ dán hình mặt buồn. Hãy chọn 2 chú heo đất có thể mở ra được. Khi quy ước, bạn hãy nói với trẻ, khi nào con làm việc con thấy vui, 1 việc con hài lòng, 1 sự giúp đỡ, 1 việc ăn uống tốt hoặc đơn giản 1 ngày con không thấy mình làm phiền ai thì hãy bỏ 1 mặt cười tương ứng với 1 niềm vui vào chú heo mặt cười. Ngược lại, hãy bỏ mặt khóc nếu ngày đó con có 1 việc con tức giận, con đòi quà bánh, con bướng bỉnh. Bạn cũng nên có 2 chú heo đất cho riêng bạn. Cuối ngày 2 mẹ con cùng lấy những khuôn mặt ra và hồi tưởng lại 1 ngày của 2 mẹ con. Đó là khoảnh khắc của nhận thức và những bài học được ghi nhớ.
3. Luôn khuyến khích trẻ đề nghị thêm 1 cách nữa
Khi giải quyết vấn đề, trẻ cần phải học được cách suy nghĩ làm sao để tìm cách tối ưu và ít tối ưu. Bài học này sẽ giúp trẻ hiểu hơn về sự cải thiện.
Hoạt động cha mẹ có thể làm cùng bé:
1. Khi cùng trẻ tô màu, bạn hãy đề nghị bé vẽ thêm 1 màu khác. Hãy hỏi lí do chọn màu thứ 2.
2. Khi trẻ đòi món đồ chơi, thì hãy hỏi trẻ con có thể tìm thêm 1 món đồ mà món đó của mẹ và con cùng thích. Chúng ta sẽ mua món đó nhé. Món con thích có điều gì đặc biệt nào? Bạn cũng nói ra món đồ bạn thích và khuyến khích bé tìm.