Giày cũ không giống như quần áo cũ. Đừng nghĩ rằng chỉ cần chúng không chật, rộng một chút đi cho thoải mái cũng không sao.
Lulu là một cô bé 5 tuổi vô cùng đáng yêu. Tuy nhiên, ngay từ bé, Lulu có thói quen đi bằng mũi bàn chân. Khi đó, mẹ của Lulu nghĩ rằng cô bé còn nhỏ, hay có những sở thích kiểu trẻ con như vậy nên cũng không quá bận tâm.
Nhưng rồi cho tới khi Lulu 5 tuổi, cô bé vẫn đi bằng tư thế đó. Tới lúc này, mẹ của Lulu nhận ra không thể xem thường tình trạng ấy. Cô quyết định đưa con gái tới bệnh viện để kiểm tra vì sợ rằng con mình thiếu một chất nào đó trong người dẫn đến việc chỉ đi bằng mũi bàn chân.
Kết quả kiểm tra cho thấy, bé hoàn toàn bình thường, không thiếu chất gì nhưng lại gặp vấn đề nghiêm trọng với tư thế đi bộ. Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân đến từ một trong 2 điều: Trong quá trình trẻ học đi, người lớn đã giữ bằng 2 tay quá nhiều khiến bé cứ nhón đầu mũi chân để với theo, hai là, đôi giày mà bé đi không phù hợp.
Sau khi nghe những điều này, mẹ của Lulu đã hỏi: “Cháu đi lại đôi giày cũ của anh, chị lớn tuổi hơn có ảnh hưởng gì không?”. Và rồi câu trả lời của bác sĩ khiến mẹ Lulu bật khóc vì hối hận. Cô nhớ ra rằng, đúng là từ khi con đi những đôi giày rộng hơn chân đó, con đã luôn có xu hướng sọc chân về phía trước, nhón đi bằng mũi chân để giữ cho đôi giày không tuột ra.
Giống như nhiều bà mẹ khác, mẹ của Lulu muốn tiết kiệm tiền bởi vì cô cho rằng con đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh, việc thay giày liên tục là khá tốn kém. Cô bé thích chạy nhảy, giày sẽ nhanh hỏng, nếu mua giày mới liên tục sẽ gây lãng phí. Vậy nên bà mẹ trẻ này đã tiết kiệm bằng cách xin những đôi giày cũ của anh, chị hàng xóm cạnh nhà, những bé hơn tuổi Lulu một chút để cho con đi. Cô không hề biết rằng, nó là nguyên nhân khiến con bị tật về việc đi lại. Đáng buồn thay, rất nhiều ông bố, bà mẹ cùng mắc chung một lỗi này.
Dưới đây là lời giải thích của các chuyên gia cho việc không nên cho con đi lại giày cũ từ người khác.
Giày cũ không giống như quần áo cũ. Đừng cho rằng chỉ cần chúng không chật, rộng một chút đi cho thoải mái cũng không sao.
1. Bàn chân và chiều dài của giày ảnh hưởng tới vị trí đi bộ
Zhu Zi, giám đốc khoa chỉnh hình tại Bệnh viện Trung Ương Trịnh Châu, trực thuộc Đại học Trịnh Châu, Trung Quốc cảnh báo các bậc cha mẹ rằng, xương bàn chân của trẻ trong giai đoạn mới tập đi về cơ bản rất mềm, một đôi giày không vừa vặn có thể gây biến dạng bàn chân của trẻ.
Hình dạng bàn chân và tư thế đi bộ của mỗi bé là khác nhau, có sự khác biệt về điểm đi bộ khi bé thực hiện hành động đi. Do đó, phần giày bị tác động theo tư thế đi cũng khác nhau. Xương chân của bé khi ấy chưa được định hình mà phải đi giày của người khác, đặc biệt là những đôi giày đã mòn đế, bé sẽ vô thức bị ảnh hưởng bởi tư thế đi bộ của chủ cũ. Bé sẽ sử dụng ngón chân và bàn chân để thích nghi với đôi giày.
2. Mức độ hao mòn khác nhau của giày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bàn chân
Do thói quen của chủ nhân, mỗi một đôi giày cũ sẽ có sự bào mòn ở những vị trí khác nhau. Có đôi bị mòn phần mũi giày, có đôi lại bị mòn ở đế, hoặc gót chân… Khi một đứa trẻ xỏ chân vào những đôi giày như vậy tự khắc phần xương chân và thói quen đi cũng bị ảnh hưởng.
Ví dụ như trường hợp của Lulu 5 tuổi, sở dĩ cô có thói quen thích đi bằng mũi chân là do đôi giày bị mòn nghiêm trọng phần mũi, bàn chân của cô bé cũng sẽ dốc về phía trước do mất cân bằng. Những ngón chân bám chặt xuống vị trí bị bào mòn và hình thành nên việc Lulu có xu hướng đi bằng mũi bàn chân.
3. Không thoải mái
Giày cũ không giống như quần áo cũ, chỉ cần giặt sạch là có thể thoải mái diện lên người. Ở giày cũ có rất nhiều vi khuẩn sản sinh sau quá trình đi giày kéo dài, đổ mồ hôi. Kết hợp với độ bào mòn, thay đổi hình dạng của đôi giày cũ, cộng với mùi, độ bẩn… sẽ khiến trẻ không thoải mái khi phải mang chúng vào chân. Nếu nó là một đôi giày chưa từng đi, đã cũ thì có thể chấp nhận được. Còn với một đôi giày đã cũ mòn, đừng cố gắng truyền lại từ anh chị sang em, nó không tốt một chút nào cho con của bạn.
Ngoài giày cũ, một số loại giày dưới đây tốt nhất cũng không nên cho trẻ đi:
4. Dép xỏ ngón
Bé dưới 3 tuổi không nên mang dép xỏ ngón. Bé còn nhỏ, việc đi lại chưa chắc chắn, dễ bị ngã hoặc vấp, khi đó đôi dép xỏ ngón sẽ làm tổn thương ngón chân non nớt của trẻ.
5. Đôi giày trang trí quá nhiều
Đôi giày quá kiểu cách với nhưng hạt sequin nhỏ, phụ kiện rối rắm, vướng víu sẽ khiến bé có nguy cơ khó khăn và dễ trầy xước da khi đi lại nhiều.
Ngoài ra, những kiểu giày gắn đèn sáng hay phát ra âm thanh tốt nhất cũng không nên cho con đi. Bởi lẽ khi di chuyển nhiều, âm thanh và ánh đèn phát ra liên tục, gắn ngay trên người bé sẽ ảnh hưởng đến mắt và thính giác của bé.
6. Giày cao gót
Theo thông số kỹ thuật an toàn giày của trẻ em, giày không được cao quá 25mm. Nếu để trẻ đi giày có gót quá cao sẽ khiến tổn thương khớp mắt cá chân, dễ dẫn đến valgus, bàn chân phẳng và tăng áp lực lên xương chậu.