Lý luận của mọi người mẹ thường là: Trẻ làm tốt nên tôi giúp bọn trẻ hiểu được giá trị của bản thân bằng những lời khen ngợi, từ đó sẽ nâng cao sự tự tin của con. Nhưng sự thật không phải như vậy.

06:49 19/02/2018

Muốn nâng cao sự tự tin ở con, bố mẹ cần làm những việc sau:

1. Không can thiệp vào việc trẻ làm

Có nhiều cách giúp nâng cao sự tự tin của trẻ hiệu quả hơn những lời khen cho mọi việc trẻ làm. Đó là ý kiến của Jim Taylor, tác giả cuốn sách Your Kids Are Listening: Nine Messages They Need to Hear from You (tạm dịch: Con bạn đang lắng nghe: Chín thông điệp trẻ cần nghe từ bạn). Tuy nhiên để làm được điều đó, bạn cần học cách không can thiệp và cuộc sống của trẻ và cho phép trẻ đương đầu với rủi ro, đưa ra lựa chọn, giải quyết vấn đề và kiên định với quan điểm của bản thân.

2. Bớt nhưng lời khen ngợi

Ảnh minh họa

Taylor cho biết, sự tự tin của trẻ đến từ việc trẻ cảm thấy bản thân được yêu mến, được an toàn và đến từ việc trẻ biết phát triển bản thân. Các phụ huynh thường dễ dàng làm được hai yếu tố đầu tiên nhưng phát triển năng lực cho trẻ cần nhiều thời gian và công sức hơn. Ông cho biết: “Không như chúng ta mong muốn, năng lực của trẻ không hình thành từ những lời khen ngợi”.

Trên thực tế, khen ngợi trẻ quá nhiều là “lợi bất cập hại”. Taylor nói: “Chúng ta đang hạ thấp yêu cầu đối với trẻ. Nếu bạn không ngừng nói với con rằng trẻ đang làm rất tốt chính là bạn đang nói trẻ không cần nỗ lực thêm nữa. Tuy nhiên sự tự tin bắt nguồn từ hành động, từ cố gắng và thất bại và cố gắng hơn nữa – từ việc rèn luyện”.

Samantha MacLeod – bà mẹ của bốn cậu con trai trong độ tuổi từ 1-9, tin rằng khen ngợi trẻ thường xuyên có thể làm “xói mòn” lòng tự trọng của trẻ. Trẻ hoặc là bắt đầu cho rằng bản thân là người hoàn hảo hoặc cố gắng là người hoản hảo ở mọi thời điểm. Và những lời khen không phù hợp, ngược lại, có thể khiến trẻ khó hiểu. Cô cho biết: “Nếu con trai tôi không thể đánh vần và tôi nhận xét rằng con đang làm tốt, thằng bé sẽ hiểu rằng không nên tin vào bản năng của bản thân. Thằng bé cũng học được rằng lời khen hoàn toàn là một lời nói dối.”

Ngoài ra, Taylor cho biết thêm, nói với trẻ rằng con là đứa trẻ tuyệt vời nhất, thông minh nhất hay giỏi giang nhất sẽ khiến trẻ khó chấp nhận được những thất bại trong cuộc đời. Bạn đang tạo ra một đứa trẻ ích kỷ, cho rằng tư duy phiến diện của bản thân là cực kỳ vĩ đại nhưng sớm hay muộn, trẻ sẽ nhận ra bản thân không có giá trị gì cả.

3. Cho phép trẻ đương đầu với các nguy cơ “an toàn”

Để cải thiện sự tự tin, trẻ cần được nắm bắt cơ hội, đưa ra lựa chọn và chịu trách nhiệm trước lựa chọn đó (Ảnh minh họa).

Hãy bắt đầu bằng việc buộc bản thân không được can thiệp vào cuộc sống của trẻ khi trẻ phải đối mặt với các nguy cơ “an toàn”, theo Victoria Sopik, Giám đốc điều hành của Kids & Company – một công ty dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ ở Toronto, Canada và là bà mẹ của tám đứa con. Cô cho biết: “Để cải thiện sự tự tin, trẻ cần được nắm bắt cơ hội, đưa ra lựa chọn và chịu trách nhiệm trước lựa chọn đó”. Cô đã chứng kiến quá nhiều phụ huynh cố gắng cứu vớt con họ mỗi khi có nguy cơ thất bại.

Sopik nhớ lại thời điểm cô trông thấy cậu con trai hai tuổi Fraser cầm trên tay một bình nước cam cỡ lớn tại một buổi tiệc. Cô chia sẻ: “Thằng bé chuẩn bị rót nước cam vào cốc, và tôi chỉ đứng đó nín thở”. Thay vì giúp đỡ cậu con trai trước khi cậu bé cố gắng, Sopik chỉ đứng nhìn khi Fraser đổ nước cam ra sàn nhà.

Sau đó là phần tuyệt vời nhất: Fraser tìm một người nữ bồi bàn, xin một cuộn giấy vệ sinh và lau sạch phần nước cam bị đánh đổ. Sopik nói: “Thằng bé đã tự giải quyết vấn đề của mình giống như chúng ta làm với tư cách là người trưởng thành.”

4. Cho phép trẻ tự đưa ra lựa chọn

Sopik cho biết, khi được đưa ra lựa chọn phù hợp với lứa tuổi, trẻ sẽ tự tin hơn. Trẻ nhỏ từ 2 tuổi có thể bắt đầu cân nhắc các hậu quả gây ra bởi quyết định của bản thân. Sopik luôn cho phép các con cô quyết định việc mặc áo khoác, đội mũ và đeo găng tay len trong mùa đông. Cô chia sẻ: “Khi bọn trẻ đã phân biệt được sự khác biệt giữa ấm và lạnh, việc đó là tùy các con. Trẻ nên nắm quyền kiểm soát cơ thể của bản thân và chịu trách nhiệm với phương án trẻ đã chọn lựa.”

5. Yêu cầu trẻ giúp việc nhà

Để cải thiện sự tự tin, trẻ cần được nắm bắt cơ hội, đưa ra lựa chọn và chịu trách nhiệm trước lựa chọn đó (Ảnh minh họa).

Theo Taylor, khi học cách nâng cao sự tự tin, trẻ cũng cần được tạo cơ hội để chứng minh khả năng và giá trị của bản thân. Ở nhà, bạn nên yêu cầu trẻ giúp việc nội trợ, dọn bàn và sắp xếp chăn gối.

6. Khuyến khích trẻ theo đuổi sở thích của bản thân

Một cách giúp trẻ tự tin khác là khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động mà trẻ hứng thú, và đảm bảo trẻ hoàn thành hoạt động đó. Đừng đặt nặng tính chất của những hoạt động đó, từ hoàn thành vài vòng bơi đến vượt qua từng bàn trong trò chơi điện tử. Quan trọng là trẻ cần kiên định với những gì trẻ đang làm, từ đó trẻ có được cảm giác gặt hái thành tựu khi hoàn thành hoạt động đó.

7. Không lo lắng khi trẻ gặp khó khăn hoặc thất bại

Liệu rằng lòng tự trọng, sự tự tin của trẻ bị ảnh hưởng khi trẻ bị loại khỏi đội tuyển thể dục dụng cụ hoặc không thể ghi nhớ được bảng tính nhân? Đừng lo lắng về vấn đề đó.

Taylor cho biết: “Nhiều phụ huynh thường lo lắng quá đà. Họ cho rằng khó khăn và thất bại sẽ gây tổn hại đến sự tự tin của trẻ, nhưng thực ra đó là cơ hội quý giá để xây dựng lòng tự trọng cho trẻ”.

8. Giúp trẻ hiểu rõ rằng tình yêu của cha mẹ dành cho trẻ là vô điều kiện


Hãy giúp trẻ hiểu rằng bạn luôn yêu thương trẻ thậm chí khi trẻ thất bại hoặc đưa ra lựa chọn sai lầm. Sopik chia sẻ, nếu bạn chỉ nói về thành tích của trẻ, trẻ sẽ nghĩ rằng bản thân trẻ chỉ được cha mẹ yêu quý vì học bạ suất xắc hoặc vì vai chính trẻ đảm nhận trong vở kịch.

9. Đảm bảo mục tiêu của trẻ là khả thi

Có thể bạn nên gợi ý trẻ tham gia đội bóng đá của trường, nơi trẻ có thể trở thành một ngôi sao hơn là người cuối cùng được chọn trong đội bóng rổ. Đó là bài học MacLeod học được khi cậu con trai Alex của cô học lớp hai. Không giỏi việc đọc, Alex đã suýt từ bỏ nỗ lực. MacLeod mua về nhà một vài cuốn truyện Magic Tree House dành cho trẻ dưới khả năng của Alex một chút. Cô nhớ lại: “Thằng bé đọc một quyển trong hai ngày và tự hào về bản thân đến mức chuyển sang đọc chùm các câu chuyện Goosebumps, chẳng có vấn đề gì hết.” Sau đó, mẹ con cô trò chuyện về lựa chọn của Alex đã được đền đáp như thế nào, và cô đã khen ngợi sự kiên trì của cậu bé.

10. Khen ngợi trẻ đúng cách

Taylor cho biết, dù thường bị lạm dụng nhưng lời khen là một công cụ giúp trẻ tự tin hơn, khi lời khen đó cụ thể và xứng đáng.

Lorna Crosse – một cựu giáo viên >âm nhạc, nhớ lại việc từng yêu cầu học sinh của mình giữ một “mục tự tin” - nơi tập hợp những lời khuyên đã từng nhận được. Bất kỳ lúc nào nhìn thấy tên mình xuất hiện trong một chương trình hoặc bài báo hoặc nhận được lời nhắn khen ngợi, học sinh của cô sẽ lưu trữ trong mục đó. “Khi trẻ phải trải qua một ngày không vui, trẻ sẽ tìm đến những lời khen đó và đọc tất cả những điều tốt đẹp bản thân trẻ đã làm được, và trẻ sẽ thấy tốt hơn về bản thân.”

Taylor cho biết, “mục tự tin” hiệu quả với học sinh của Crosse bởi nó cho trẻ thấy giá trị đặc biệt của bản thân và giúp trẻ hiểu rằng “có công mài sắt có ngày nên kim”. Và chính những nỗ lực, cố gắng của trẻ mới là chủ đề của mọi lời khen. Sopik nói: “Đừng chỉ nên nói trận đấu hay thế nào. Hãy cho trẻ biết cách trẻ chuyền bóng cho đồng đội tuyệt vời ra sao.”

Và hãy nhớ rằng một lời khen gián tiếp như tặng trẻ một vài ngôi sao lên bảng làm việc nhà cũng đem lại hiệu quả tuyệt vời. Bà mẹ Nancy Botelho thậm chí còn có chủ ý hơn. Cô đảm bảo các con cô “nghe lỏm” được lời khen của cô. “Tôi sẽ nói với bạn mình là cô giáo khen Margaret tốt bụng như thế nào, hay tôi thấy Bridget cố gắng buộc dây giày ra sao. Bọn trẻ sẽ rất vui. Vì các con đang nghe trộm nên sẽ hiểu rằng tôi thực sự khen các con và tôi không chỉ cố gắng làm các con vui”.

Theo Thủy Linh/Afamily/Helino