Tự pha cà phê hay tự sửa chữa đồ đạc là thói quen vị triệu phú tự thân 40 tuổi này sẽ không bao giờ từ bỏ dù giàu có đến đâu.

Minh Anh (t/h) 11:38 20/09/2024

Jonathan và vợ Jacqueline Sanchez là những người đồng sáng lập Parent Portfolio, trang web giúp các> gia đình học cách làm giàu và nuôi dạy những đứa trẻ hiểu biết về tài chính. Hiện Jonathan đang quản lý công ty khởi nghiệp của mình, trong khi vẫn duy trì công việc chính là kỹ sư phần mềm.

Dù sở hữu tài sản triệu đô nhưng Jonathan Sanchez vẫn giữ những thói quen tiết kiệm và sẽ không bao giờ từ bỏ.


Triệu phú Jonathan và vợ Jacqueline Sanchez

Chia sẻ của triệu phú·Jonathan Sanchez về thói quen tiết kiệm:

Tôi được nuôi dưỡng bởi một bà mẹ đơn thân đặt nặng vấn đề chi tiêu. Bà tiết kiệm rất cẩn thận, lấy phiếu giảm giá và giữ lại những món đồ chẳng khác nào thập niên 80.

Sau khi có công việc đầu tiên, tôi kiếm được mức lương khá với tư cách kỹ sư phần mềm, song cảm giác lo lắng về tiền bạc vẫn luôn hiện hữu. Phần lớn thu nhập phải dành cho các chi phí sinh hoạt cơ bản và trả khoản nợ sinh viên của vợ tôi.

Cách tiếp cận của tôi với tiền bạc đã thay đổi vào năm 2019, khi vợ chồng tôi bắt đầu nói chuyện nghiêm túc về tương lai mà chúng tôi muốn cho hai đứa con nhỏ của mình. Chúng tôi muốn xây dựng sự giàu có để các con có nhiều cơ hội tốt hơn.

Chúng tôi đã tự học và lập kế hoạch với sự giúp đỡ của cố vấn tài chính. Chúng tôi bắt đầu đầu tư vào >bất động sản, mua 3 bất động sản cho thuê. Năm 2020, chúng tôi đã ra mắt trang web tài chính cá nhân Parent Portfolio để giúp đỡ những gia đình khác giống như chúng tôi.

Ở tuổi 37, giá trị tài sản ròng của tôi đã đạt tới một triệu đô la. Mặc dù tôi đã đạt được cột mốc tài chính này, nhưng có một số thói quen tiết kiệm mà tôi sẽ không bao giờ từ bỏ:

Đến thư viện

Thư viện là một nơi tuyệt vời. Nó mang lại cho tôi rất nhiều kiến thức và chúng hoàn toàn miễn phí.

Ngoài việc mượn sách, gia đình tôi còn sử dụng máy in 3D của thư viện Omaha, mượn trò chơi cũng như thiết bị podcast. Chúng tôi đã tận dụng một số hoạt động cộng đồng tuyệt vời, chẳng hạn như lớp học làm bánh, hướng dẫn nghệ thuật và đào tạo tự vệ cơ bản. Thẻ thư viện luôn trong túi tôi.

Thomas Corley, tác giả của cuốn “Thói quen thành công của những người giàu có” từng chỉ ra rằng: Người giàu biết cách sử dụng thời gian hiệu quả để làm những việc hiệu quả hơn. Họ không xem tivi vì họ dùng thời gian để phát triển những thói quen khác, chẳng hạn như đọc sách.

Tự pha cà phê

Giống như nhiều người, tôi uống một tách cà phê mỗi sáng. Nhưng việc mua nó mỗi ngày có thể nhanh chóng trở thành thói quen tốn kém, đó là lý do tại sao tôi vẫn thích pha cà phê ở nhà.

Tôi mua một túi bột cà phê trị giá 16 USD từ cửa hàng tạp hóa — đủ dùng trong ít nhất 2 tháng. Máy pha sẽ được chuẩn bị sẵn từ đêm hôm trước để sáng hôm sau không phải mất quá nhiều thời gian. Thói quen này giúp tôi tiết kiệm tiền và thời gian.

Youtuber nổi tiếng Graham Stephan, người chuyên về bất động sản có tháng kiếm được 220.000 USD cũng ghét mua cà phê bên ngoài, chẳng hạn như Starbucks. Anh ấy tin rằng cà phê ở chuỗi cửa hàng cà phê như Starbucks rất đắt và nếu bạn có thể tự pha cà phê ở nhà sẽ giúp tiết kiệm đáng kể.

Tự sửa chữa

Nếu có thứ gì đó hỏng ở nhà, tôi sẽ cố gắng tự sửa trước. Với tôi, tiết kiệm không chỉ là tiết kiệm tiền, mà còn là chăm sóc những đồ đạc mà chúng ta đã sở hữu.

Khi vợ tôi và tôi kết hôn cách đây 13 năm, chúng tôi đã mua một chiếc tủ quần áo. Cũng có lúc nó hỏng song thay vì thay mới, tôi tự sửa để tiết kiệm tiền. Chỉ với chưa đến vài USD, tôi đã có thể kéo dài thêm tuổi thọ cho nó.

Cẩn thận với thẻ tín dụng

Tôi không bao giờ muốn phụ thuộc vào tiền lương chỉ để mua một món đồ, vậy nên rất thận trọng khi sử dụng thẻ tín dụng. Bất kể kiếm được bao nhiêu tiền, tôi luôn cố gắng thanh toán hết số dư thẻ tín dụng hàng tháng để tránh trả thêm lãi suất. Tôi chỉ vay khi chắc chắn mình có sẵn tiền để trả.

Thomas Corley, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Thói quen thành công của những người giàu có”, cũng đã đề cập trong cuốn sách rằng chỉ 8% người giàu sử dụng nhiều hơn một thẻ tín dụng. Ông thậm chí còn thẳng thắn hơn khi cho rằng người có càng nhiều thẻ tín dụng thì càng chi tiêu vượt ngưỡng.

Chỉ mua xe đã qua sử dụng

Vợ tôi và tôi không thuộc tuýp người thích xe hơi, vậy nên cố gắng giữ xe càng lâu càng tốt. Chúng tôi có một chiếc Saturn Vue đời 2005 và một chiếc SUV đời 2013. Cả hai đều đã đi được hơn 100.000 dặm.

Chúng tôi đầu tư vào việc bảo dưỡng xe thường xuyên và thực hiện thẩm định khi mọi thứ bắt đầu cho thấy sự hao mòn. Ví dụ, khi một trong những chiếc xe của chúng tôi cần hộp số mới, thì hóa ra việc thay thế toàn bộ chiếc xe thực sự tiết kiệm chi phí hơn.

Chúng tôi đầu tư vào việc bảo dưỡng xe thường xuyên và thực hiện bảo trì nếu khi xe bắt đầu có dấu hiệu hao mòn. Nếu cần, tôi sẽ chỉ mua xe cũ.

Tại sao những thói quen này lại quan trọng với tôi đến vậy? Có lẽ tuổi thơ tôi không được quá đủ đầy. Chính điều đó đã hình thành nên cách tiêu tiền của tôi hiện tại.

Tôi chưa bao giờ chạy theo xu hướng >thời trang hay tiện ích công nghệ. Điều tôi muốn là có thể chi tiền cho những trải nghiệm có giá trị, học một kỹ năng mới hay về thăm đại gia đình. Thói quen tiết kiệm giúp chúng tôi dành thời gian, tiền bạc cho những thứ quan trọng hơn.

Kevin O'Leary, người đồng sáng lập O'Leary Funds và SoftKey, cũng cho rằng việc mua một chiếc ô tô mới là điều ngu ngốc. Kevin O'Leary giải thích: “Chi phí cho bảo trì và bảo hiểm xe hơi tốn kém tiền bạc. Sau khi mua cũng sẽ bị mất giá. Vì vậy nếu tôi bỏ ra 25.000 USD để mua một chiếc xe, nó có thể sẽ chỉ còn 12.000 USD sau 2 năm”.

Theo T.Linh - Phương Anh/Gia đình Việt Nam