Bố mẹ ngày nay tiếp thu quá nhiều kiến thức giáo dục con nhưng chưa kịp "tiêu hoá" đã mang ra áp dụng.

13:45 22/04/2018

“Mẹ tốt hơn thầy tốt” là một cuốn sách hay và ý nghĩa về chủ đề >nuôi dạy con cái của tác giả Doãn Kiến Lệ, xuất bản lần đầu tại Trung Quốc năm 2009 với doanh số hơn 7 triệu bản chỉ riêng tại Trung Quốc đại lục. Con số ấn này này đã khiến cho tác giả Doãn Kiến Lệ nhiều lần lọt vào Top “Những tác giả giàu có” tại Trung Quốc.

7 năm sau thành công của “Mẹ tốt hơn thầy tốt 1”, Doãn Kiến Lệ đã cho ra đời “Mẹ tốt hơn thầy tốt 2: Những đứa trẻ tự do là những đứa trẻ tự giác”. Tại thời điểm đó, bà đã nhận lời phỏng vấn của phóng viên với chủ đề: “Làm mẹ như thế nào?”. Những điều Doãn Kiến Lệ nói trong cuộc phỏng vấn thực sự đã gây ra một cú "sốc" lớn cho rất nhiều bậc phụ huynh về cách họ nuôi dạy con.

Tác giả Doãn Kiến Lợi.

BỐ MẸ CÓ VĂN HOÁ LUÔN ĐÁNG SỢ HƠN BỐ MẸ KHÔNG CÓ VĂN HOÁ

Ngày nay, trình độ dân trí cũng đã tăng cao, mọi người ý thức được việc phương pháp nuôi dạy, giáo dục con cái có thể thay đổi cuộc đời con người, ai cũng muốn con mình trở thành người tài, các bậc phụ huynh dần nhận ra việc nuôi dạy con cái cũng cần phải trang bị những kiến thức chuyên ngành và áp dụng, tiếp thu ý kiến của người khác.

Có một vấn đề rất quan trọng, các bậc phụ huynh ngày nay đã ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục con cái, biết được lý thuyết nhưng tìm hiểu và nghiên cứu chưa sâu, hiểu sai vấn đề…điều đó thể hiện ở việc họ tìm hiểu và tiếp thu quá nhiều kiến thức nhưng chưa kịp “tiêu hóa”.

Ví dụ, khái niệm về “tự do” đã được rất nhiều cha mẹ trẻ chấp nhận. Cha mẹ nghĩ mình đã để cho con tự do nhưng trên thực tế họ vẫn giám sát, dõi theo con từng bước, can thiệp vào mọi việc của con, lo lắng nếu không dẫn dắt và chỉ bảo con sẽ sinh hư.

“Những kẻ phá hoại” có văn hóa luôn đáng sợ hơn “những kẻ phá hoại” không có văn hóa. Tôi chứng kiến có nhiều trường hợp áp dụng thái quá những điều mà họ tham khảo từ người khác, đặc biệt là đối với những đứa con ngoan và học giỏi, các bậc phụ huynh đặt ra quá nhiều nguyên tắc cho con, điều đó làm đảo lộn hết tất cả những trật tự phát triển tự nhiên của trẻ, khiến trẻ phát triển một cách không “tự nhiên”.

 KHÔNG CÓ ĐỨA TRẺ NÀO "GẤU" BẨM SINH

Hiện nay mọi người hay đề cập tới cụm từ “những đứa trẻ "gấu" - để chỉ những em bé ghê gớm...  Họ nghĩ rằng do không được bố mẹ quan tâm, để ý khiến những đứa trẻ đó trở nên “gấu”, thực ra những suy luận phán đoán này đều sai cả.

Đầu tiên là không có những đứa trẻ “gấu” bẩm sinh. Thứ hai “những đứa trẻ “gấu” không phải là do bố mẹ không quan tâm, để ý tới mà do những đứa trẻ này bị quản quá “chặt”.

Trên thực tế, bản chất của một đứa trẻ khi sinh ra rất ngây thơ, trong sáng, những đứa trẻ càng tự do và được tôn trọng khi ở nhà thì chúng sẽ tỏ ra ngoan ngoãn khi ra đường. Có thể kết luận rằng: “Đằng sau những đứa trẻ “gấu” là những bậc phụ huynh “gấu”. Nói như vậy không có ý ám chỉ bản chất của những phụ huynh này không tốt mà hoàn toàn ngược lại, những ứng xử của họ trong xã hội vẫn rất đàng hoàng, chỉ là khi ở địa vị làm cha, làm mẹ, cách họ chọn để kết nối cùng con cái chưa đúng.

 CHO CON ĐI HỌC THÊM LÀ PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ KHÔNG HIỆU QUẢ

Mọi người đều biết thành tích học tập của con gái tôi rất tốt, khi thi đại học, con gái tôi thừa 22 điểm so với điểm sàn của trường đại học Thanh Hoa. Từ trước đến nay, tôi chỉ đăng ký cho con tham gia 2 lớp học năng khiếu đó là: đàn nhị và trống jazz. Còn chưa bao giờ đăng ký cho con tham gia một lớp học thêm nào.

Tôi nghĩ có nhiều vị phụ huynh đầu tư cho con tham gia các lớp học thêm khác nhau, đây là tâm lý “đua nhau” thường thấy của các bậc phụ huynh. Nhiều người đầu tư rất nhiều công sức và tiền của để con được tham gia các lớp học phụ đạo khác nhau, thế nhưng con của họ vẫn không đỗ vào những trường đại học và tìm được công việc như ý.

Tôi nghĩ rằng, phương pháp “đầu tư” này không hiệu quả vì khi trẻ suốt ngày phải quay cuồng với những lớp học thêm thì con sẽ không có thời gian để dành cho những thói quen, sở thích của bản thân, những đứa trẻ sống thiếu đi sở thích sẽ thiếu đi sự chủ động và tự giác trong quá trình phát triển của bản thân.

Theo tôi, thành tích học tập tốt được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, điều duy nhất mà các vị phụ huynh nên làm đó là cố gắng nuôi dưỡng sự hứng thú đối với việc học của con trẻ, tạo thêm nhiều động lực tích cực để con có thể học tập tốt hơn. Bởi lẽ động lực trong học tập phụ thuộc rất nhiều vào thái độ học tập, thành tích học tập cao hay thấp lại phụ thuộc rất nhiều vào thái độ học tập.

Theo Mai Linh/Eva/Khám Phá