5h sáng ngày 31/1, dưới cái rét 9 độ C tại một số cửa hàng vàng trên phố Cầu Giấy, Hà Nội, nhiều người xếp hàng chờ mua vàng. Tuy vậy, năm nay lượng khách không quá đông.
Là một bà mẹ ở nhà nội trợ, không biết tiếng Anh, gia đình không khá giả, tuy nhiên chị Vy, mẹ của em Hân Trần (16 tuổi) vẫn >nuôi dạy con đạt được những thành tích xuất sắc. Được mẹ chủ động cho "tắm ngôn ngữ" từ nhỏ, cùng thói quen tự nói chuyện, kể lại các chuyện vui bằng tiếng Anh một mình, nên dù học trường công nhưng Hân được chọn thi tiếng Anh cấp quận, thi chương trình kêu gọi vốn trên truyền hình bằng tiếng Anh.
Khi qua Mỹ định cư 3 năm trước, cách phát âm chuẩn của Hân khiến nhiều thầy cô nhầm lẫn em là người bản địa. Em nhanh chóng hòa nhập và bứt phá trong học tập, đạt toàn bộ điểm A+ trong lớp 7. Lớp 8, Hân bắt đầu học đa số lớp nâng cao của cấp 3 và được là học sinh nổi bật trong hội học sinh giỏi của trường.
Lớp 9 Hân học các lớp Ap (Chương trình xếp lớp nâng cao). Em từng có 1 giải thưởng về làm game từng được nhận làm thực tập viên cho 2 chương trình của Đại học Rice - thuộc top 20 của Mỹ và top 1 của tiểu bang Texas. Đó là chương trình thực tập về digital health chỉ dành cho 11 học sinh cấp 3 và 1 chương trình Toán number theory (Lý thuyết số) dành cho nữ. Hân cũng dành thời gian dạy Toán, sinh 100 giờ cho các bé nhỏ ở Phi, Mỹ. Em tham gia nhiều câu lạc bộ, giúp đỡ cộng đồng…
Hiện Hân đã hết thực tập ở Rice và đang chuẩn bị các bài luận, giải thưởng, SAT... để nộp đơn vào đại học.
Theo chị Vy, bí quyết nuôi dạy con của chị không có gì cao siêu, chỉ nằm ở hai chữ "đồng hành".
"Mình là người mẹ luôn đồng hành cùng con ngay từ khi con còn trong bụng, về cả ăn uống và nghe nhạc giao hưởng để con thông minh. Cả quá trình trưởng thành của con luôn có mẹ nên con luôn coi mình là người bạn, tôn trọng nhưng không hề sợ mẹ. Học kém học giỏi, điểm thấp điểm cao đều kể, bạn bè ra sao cũng kể với mẹ… Đến nỗi cô giáo lớp 3 ở Việt Nam còn nói với con "chuyện gì ở lớp con cũng kể cho mẹ vậy?", chị Vy chia sẻ.
Hân không tốn tiền học thêm hay năng khiếu nhưng em có rất nhiều tài lẻ như bắt chước make up, đan móc... Thay vì ép con học, chị Vy thường cho con đi chơi, đi trải nghiệm nhiều thứ nhất có thể, tôn trọng sở thích của con. Từ lúc con nhỏ đến lớn, chị không tốn nhiều tiền vào việc học của con, cho con chơi là chủ yếu.
Chị chỉ cho con học tiếng Anh ở ngoài 2 tiếng/1 tuần và dạy con lúc nhỏ rất kỹ về Toán. Khi qua Mỹ, Hân viết Văn tiếng Anh hay hơn nhờ học debate (tranh biện) và đọc sách. Điều này khiến câu văn, ngữ pháp của em cải thiện rất nhiều.
Mỗi năm trường điều kiểm tra trình độ tiếng Anh (môn Văn), hiện tại trình độ đọc hiểu của Hân đạt level đại học và điểm cao hơn 80% cả nước. Theo chị Vy, trẻ nhỏ học tiếng Anh khá đơn giản, chỉ cần nghe nói hiểu là con sẽ thích thú. Có điều kiện đi ra ngoài nói chuyện được với người nước ngoài thì con càng hào hứng hơn. Trẻ sẽ có động lực tìm tòi để tăng vốn từ và câu chữ.
Bà mẹ này cho rằng, không phải cứ học ngữ pháp rồi Ielts nhiều chấm là tiếng Anh nghe hiểu giỏi. Rất nhiều học sinh đi du học có điểm Ielts cao nhưng học không kịp bạn bè, phải thụt lại vài lớp hay bị stress. Vậy nên học tiếng Anh cần theo nguyên tắc Nghe Nói rồi mới tới Đọc và Viết.
Chị Vy luôn chú ý, quan tâm đến từng hành động nhỏ của con, dùng lời khen khích lệ tinh thần của con cái, không so sánh. Theo chị, khi một hành động được khen thì trẻ thường sẽ có xu hướng lặp lại hành vi đó. Ngược lại, những lời phũ phàng đôi khi có tác hại rất lớn, nó có thể khiến ai đó tuyệt vọng và đau khổ đến mức từ bỏ luôn cả ước mơ của mình.
Những giải thưởng của con dù nhỏ, những hoạt động giúp ích cộng đồng của con, chị luôn trân trọng và lưu giữ lại vì sau này khi muốn xin học bổng hay nộp đơn vào các trường chẳng hạn thì đều rất có lợi thế. Hơn hết, đó chính là sự động viên, ghi nhận để con có động lực cố gắng hơn.
Những giải thưởng của con dù nhỏ, những hoạt động giúp ích cộng đồng của con, chị luôn trân trọng và lưu giữ lại.
Chị Vy kể, từ nhỏ con coi các clip makeup trên Youtube và có ước mơ làm Youtuber về lĩnh vực này. Chị không ngăn cản, chỉ khuyến khích và phân tích, trò chuyện với con về sở thích, chọn ngành nghề. Càng lớn Hân càng thay đổi, biết định hướng và biết suy nghĩ xa hơn.
"Mình nói: Mẹ rất thích con làm bác sĩ nhưng khó quá thì con học luật sư, kỹ sư hay khoa học máy tính (con mình giỏi cái này từ khi bắt đầu và hiện tại học Ap rồi). Ngành nào cũng được, miễn con yêu thích và phù hợp với năng khiếu của con", chị Vy chia sẻ.
Tôn trọng con là việc làm vô cùng cần thiết và ý nghĩa với trẻ nhỏ. Ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ cần thực hiện thật tốt điều này để con có thể nhìn thế giới với mọi thứ tốt đẹp, được công nhận, được tin tưởng và sẽ ngày càng cố gắng và tự tin hơn ở bản thân.
"Mình không cho con vật chất quá đầy đủ thừa mứa nhưng mình dành tình cảm cho con nhiều, trao đổi, trò chuyện như người bạn của con nên con học hành thoải mái và học tốt. Mình luôn nói với con: Chỉ có học mới thay đổi cuộc sống. Theo mình, sự động viên của bố mẹ chính là liều thuốc tốt nhất giúp con có thể làm được bất cứ thứ gì con mong muốn", chị Vy nói thêm.