Mặc dù nền văn minh nhân loại ngày càng có sự tiến bộ vượt bậc nhưng việc bạo hành trẻ em bằng ngôn ngữ vẫn hiện diện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày.
Khi chúng ta nói về bạo hành trẻ em, chúng ta thường tưởng tượng ra những trận đòn, tấn công, xô đẩy khiến trẻ đau đớn về thể xác. Tuy nhiên, có một dạng bạo lực không gây hề hấn gì cho trẻ nhưng lại mang tính sát thương cao tới tinh thần của trẻ, đó là bạo hành bằng lời nói. Mặc dù nền văn minh nhân loại ngày càng có sự tiến bộ vượt bậc nhưng việc bạo hành trẻ em bằng ngôn ngữ vẫn hiện diện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hàng ngày.
Những dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ đang bị >bạo hành ngôn ngữ
- Đánh giá thấp bản thân, tự giễu chính mình bằng những câu nói tiêu cực.
- Thường xuyên gây sự với người khác hoặc đối xử tàn nhẫn với những đối tượng yếu thế hơn.
- Phát triển chậm về thể chất, tinh thần, gặp khó khăn trong giao tiếp.
- Thường xuyên đánh mất cảm xúc và khó kiểm soát bản thân.
- Tự ti giữa đám đông.
Hậu quả của việc bạo hành ngôn ngữ
Thật không may, bạo hành bằng ngôn ngữ đã trở thành một cách “giáo dục” được chấp nhận rộng rãi trong xã hội. Không lạ lẫm gì khi nghe câu: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã bị đánh bằng thắt lưng và phải nghe những lời nói thậm tệ.”
Chúng ta xót xa thay cho câu chuyện cậu bé người Trung Quốc chưa tròn 20 tuổi gieo mình xuống cầu trước sự hoảng hốt của người mẹ. Một cuộc tranh cãi đã xảy ra trước đó khiến cậu không thể kiềm chế được nữa. Có thể mẹ cậu đã nói gì đó khiến sự tổn thương của cậu càng thêm khắc sâu dẫn đến tử tự.
Đó còn là sự việc một cậu con trai chỉ vì nghịch ngợm dại dột đã bị bố mắng bắt vào trang trại tưới cây. Cậu bé ức chế nên đã bỏ nhà đi để bố khổ sở ăn bánh mì ngủ ghế đá tìm kiếm con khắp ngóc ngách Hà Nội.
Bạo hành bằng ngôn ngữ gây ra vấn đề nghiêm trọng trong sự ổn định cảm xúc, tấn công vào lòng tự trọng, phá hủy ý chí và khả năng thiết lập các mối quan hệ xã hội của trẻ. Khi phải hứng chịu những lời nói gay gắt của cha mẹ, trẻ sẽ hình thành suy nghĩ: “Nếu cha mẹ nói với tôi rằng tôi không làm gì đúng, đó chính là sự thật.”
Làm thế nào để ngăn chặn bạo hành ngôn ngữ?
- Đừng coi thường lòng tự trọng của con.
- Cha mẹ hãy là một tấm gương tốt để trẻ nhìn và tiếp thu mọi thứ. Nếu trẻ thấy cha mẹ mình la hét, đe dọa, đánh đập trẻ, trẻ sẽ làm điều đó tương tự trong tương lai.
- Dành thời gian nói chuyện với con: Cha mẹ cần nhớ rằng con là một đứa trẻ muốn học hỏi nhiều điều. Không phải lúc nào con cũng ngoan, bạn nên nói chuyện với con để giải thích lí do tại sao cha mẹ luôn muốn con tốt hơn nữa.