Trong giáo dục gia đình, phê bình là một phần tất yếu, nhưng phê bình thế nào lại là một nghệ thuật. Những phương pháp phê bình khác nhau sẽ có tác động khác nhau đến trẻ.
Chuyên gia chỉ ra 4 phương pháp phê bình dễ nghe nhất, bao gồm cả ưu điểm và tình huống áp dụng của chúng.
Trẻ hy vọng lời phê bình sẽ được giữ kín
Ưu điểm: Bảo vệ lòng tự trọng của trẻ và tránh gây xấu hổ, bị tổn thương tại nơi công cộng. Môi trường riêng tư giúp trẻ dễ dàng cởi mở và tiếp thu ý kiến của cha mẹ hơn.
Tình huống áp dụng: Khi hành vi của trẻ gây bất tiện ở nơi công cộng hoặc cần phải sửa chữa ngay lập tức, hãy đưa trẻ sang một bên để trao đổi riêng.
Ảnh minh họa.
Trẻ hy vọng lời chỉ trích cũng có thể kèm theo lời khen ngợi
Ưu điểm: Cân bằng giữa phê bình và khuyến khích, cho phép trẻ nhận ra lỗi lầm của mình đồng thời cảm nhận được giá trị và sự ghi nhận của bản thân. Giúp phát triển sự tự tin của trẻ.
Tình huống áp dụng: Khi một đứa trẻ đã đạt được những thành tích nhất định nhưng vẫn còn khuyết điểm, trước tiên hãy ghi nhận những nỗ lực của trẻ, sau đó chỉ ra những lĩnh vực cần cải thiện.
Trẻ hy vọng lời phê bình sẽ nhẹ nhàng và không gay gắt
Ưu điểm: Truyền tải thông tin một cách ôn hòa, không gây hấn, giảm tính phòng thủ của trẻ. Giúp duy trì sự hài hòa trong mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Tình huống áp dụng: Đối với những đứa trẻ nhạy cảm hoặc dễ bực bội, những lời chỉ trích nhẹ nhàng có thể tránh khơi dậy những cảm xúc tiêu cực và khiến trẻ sẵn sàng hợp tác và thay đổi hơn.
Ảnh minh họa.
Trẻ hy vọng lời phê bình mang tính hướng dẫn
Khi trẻ mắc lỗi thay vì khiển trách, cha mẹ nên hướng dẫn con tự nhìn nhận bản thân, bởi cốt lõi của việc phê bình là sự động viên để trẻ "ngẩng cao đầu" chứ không phải "cúi đầu xấu hổ". Những lời phê bình đúng đắn phải mang tính xây dựng và hữu ích cho trẻ.
Hình thức phê bình nào là hiệu quả nhất, điều đó phụ thuộc vào tính cách của trẻ, hoàn cảnh và phong cách giao tiếp của cha mẹ. Tình yêu thương là nền tảng giáo dục của gia đình nên chỉ khi con cái cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ thì chúng mới sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích và thay đổi hơn. Hơn nữa, những lời phê bình yêu thương có thể đồng thời đáp ứng nhu cầu bảo vệ lòng tự trọng của trẻ, mang lại sự hướng dẫn, động viên và duy trì sự hòa hợp trong mối quan hệ cha mẹ và con cái.
Làm cha mẹ là một sự thực hành, nuôi >dạy con cái chính là tu dưỡng bản thân. Khi trẻ mắc sai lầm, điều bố mẹ cần làm không phải dùng những lời lẽ gay gắt để buộc trẻ thừa nhận lỗi lầm mà để trẻ học cách suy nghĩ. Dù bất kỳ hoàn cảnh nào, không nên để sự phê bình làm mất đi tình thương, giáo dục làm mất đi sự ấm áp, sự kết nối giữa cha mẹ và con cái chỉ còn là rao giảng đạo lý.
Tóm lại, phê bình là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục gia đình, nhưng phê bình như thế nào cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Bằng việc hiểu rõ ưu điểm và tình huống áp dụng của các phương pháp phê bình khác nhau, cha mẹ có thể sử dụng các phương pháp này một cách linh hoạt hơn để giúp con phát triển lành mạnh.