Trên thực tế, kết quả kiểm tra IQ của trẻ em chỉ nên được coi là số liệu tham khảo. Bởi trí thông minh của các bé đang trong thời kỳ phát triển và hoàn thiện nhanh chóng nên không thể lấy kết quả kiểm tra của 1 lần test IQ để đoán định năng lực và tài năng.
Yếu tố quyết định sự thông minh của trẻ
Di truyền
Các nhà khoa học đã khẳng định, trí thông minh phụ thuộc nhiều vào bộ gen di truyền mà chúng ta nhận được từ cha mẹ. Tuy nhiên, mức độ quyết định của yếu tố di truyền lên trí thông minh có khoảng dao động khá lớn, từ 40 -80% tuỳ từng người.
Chế độ ăn những năm đầu đời
Càng được cung cấp nhiều thức ăn giàu >dinh dưỡng trong lúc nằm trong bụng mẹ cũng như những năm đầu đời sau khi sinh ra thì vùng não liên quan đến việc tiếp thu và ghi nhớ càng phát triển.
Môi trường sống
Môi trường sống là tất cả các yếu tố xung quanh bé như không khí, khói bụi, thời tiết, lối sống của cha mẹ… Môi trường càng trong lành, thoáng mát thì bé càng phát huy được các thế mạnh nội tại của mình.
Hai yếu tố nòng cốt đánh giá mức độ thông minh của con trẻ
Thứ nhất, suy nghĩ có sự linh hoạt
Sự linh hoạt của suy nghĩ chủ yếu bộc lộ khi phải đối mặt và giải quyết vấn đề.
Ví dụ, có một cậu bé 4 tuổi không may đem quả bóng đá vào hốc cây. Nhưng hốc cây ấy khá sâu, cậu không thể nào với được quả bóng.
Rất nhanh sau đó, cậu bé ấy nghĩ ra cách đổ nước vào hốc cây khiến quả bóng từ từ nổi lên và nhanh chóng lấy được nó.
Thông qua ví dụ này, có thể thấy suy nghĩ của cậu bé 4 tuổi ấy hết súc linh hoạt, bởi chỉ trong một thời gian ngắn mà có thể nghĩ ra biện pháp giải quyết vấn đề hết sức hữu hiệu.
Suy nghĩ linh hoạt có thể được phát triển thông qua nhiều hình thức đào tạo, mà mấu chốt là phải khiến cho các bé hình thành lối suy nghĩ tích cực và thói quen thích suy luận, tìm tòi.
Thứ hai, tư duy có tính phân kỳ
Tư duy phân kỳ có thể hiểu là dùng những suy nghĩ bất đồng để đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau cho một vấn đề.
Dạy học sinh giải một đề bằng nhiều cách khác nhau cũng được xem là một hình thức rèn luyện lối tư duy này hết sức hiệu quả.
Để hiểu hơn về vai trò của tư duy này đối với trí thông minh, ta có thể nhìn vào ví dụ sau:
Một đứa trẻ 5 tuổi có thể kể ra hơn 30 công dụng của vải và 50 công dụng của nước trong một thời gian được coi là có tư duy phân kỳ rất tốt.
Hình thức tư duy này là một trong những biểu hiện của trí tưởng tượng phong phú. Bởi tưởng tượng là cả một quá trình, trong đó có sự liên tưởng giữa những điểm tương đồng và bất đồng của sự việc.
Rèn luyện và bồi dưỡng “trí thông minh đa dạng” cho trẻ
Giáo sư Howard Gardner, Đại học Harvard đã đưa ra thuyết “Trí thông minh đa dạng” (Multiple Intelligences) và nói rằng mỗi trẻ đều có những khả năng đặc biệt cần phải được phát hiện và bồi dưỡng.Khi giáo dục trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu về các loại trí thông minh để cho trẻ những trải nghiệm hoàn cảnh và cơ hội thiết thực. Chúng ta biết rằng trẻ có sẵn năng lực nhất định ở mọi phương diện, điều quan trọng là bố mẹ cần chắc chắn đảm bảo trẻ có cơ hội tìm tòi, khám phá về tất cả các loại trí thông minh của mình (không chỉ giới hạn ở những cơ hội mà cha mẹ có thể dễ dàng tạo ra cho trẻ)
Bởi vì trẻ em là những người bắt chước bẩm sinh, do đó chúng ta cần chú ý mỗi việc chúng ta làm, cần phải phát triển sự tín nhiệm của trẻ với bố mẹ. Xem tất cả những tình huống, kỹ năng mà phụ huynh gặp phải, giải quyết, đứa trẻ sẽ hiểu được rằng mỗi một hoạt động đều có giá trị của nó và mỗi hành động đều có thể học được.
Trong khi phát triển trí năng của trẻ, cần có sự tham gia của phụ huynh, có tác dụng tương trợ trẻ. Những bài học có được nhờ sự huấn luyện của chuyên gia giảng dạy và phương pháp rèn luyện trí năng nên đương nhiên rất là có ích, nhưng không có cách nào tốt bằng bố mẹ cùng học tập với trẻ.
Đầu tư đúng phương pháp cho con là niềm mong mỏi của mỗi gia đình để con phát triển toàn diện. Ngoài giáo dục từ trường học, bố mẹ cũng cần hiểu thêm về tâm lý cũng như những nguyên lý giáo dục hiện đại để khuyến khích và động viên con mình phát triển về trí tuệ lẫn thể chất, mang đến cho con môi trường học tập, sinh hoạt phù hợp.