Hiện tượng tắc tia sữa sau sinh nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến các chị em bị áp xe bầu ngực. Tuy nhiên chỉ cần áp dụng những mẹo này, sữa mẹ sẽ sớm về ào ạt.
Sau khi sinh xong, không ít chị em gặp phải hiện tượng tắc tia sữa khiến bầu ngực căng tức, con không được bú mẹ. Để chữa trị chứng tắc sữa, chị em thường truyền tai nhau một số mẹo dân gian cực kỳ hiệu quả.
Sữa mẹ được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về khoang chứa sữa phía sau quầng vú. Khi trẻ bú, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, khi bị chèn ép từ bên ngoài vào hoặc bị bít đường dẫn sữa thì sữa không thể thoát ra ngoài, gây nên hiện tượng đông kết sữa.
Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra khiến cho các ống dẫn khu vực tắc nghẽn, chèn ép các ống dẫn sữa khác. Nếu không điều trị kịp thời, hiện tượng tắc sữa ngày càng nặng.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như: Mẹ không biết cách massage đầu vú sau sinh; mẹ không vắt bỏ sữa thừa khiến sữa bị ứ đọng; không vệ sinh núm vú sau khi cho trẻ bú; do trời lạnh…
Khi bị tắc tia sữa, mẹ sẽ gặp một số triệu chứng sau:
- Bầu ngực căng to hơn bình thường.
- Đau nhức bầu ngực, sữa không chảy ra hoặc ra rất ít.
- Kéo dài tình trạng này có thể gây sốt nhẹ, đau nhức thậm chí áp xe vú.
Mẹ dùng một nắm lá mít to rửa sạch, hơ nóng. Dùng 9 lá đặt lên mỗi bầu ngực tại khu vực cứng nhất. Tiếp đến, dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì mẹ cho bé bú ngay lập tức. Liên tục thực hiện phương pháp này từ 4 – 5 ngày, tia sữa sẽ không còn bị tắc.
Mẹ dùng 150 – 200 gram lá đinh lăng tươi rửa sạch, cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước, đậy nắp. Đến khi sôi thì mở nắp đảo đều. Đảo lá 2 – 3 lần, sau 7 phút thì tắt bếp, chắt lấy nước đầu để uống. Sau đó tiếp tục đổ thêm 200ml nước vào nấu lấy nước lần 2. Uống liên tục từ 2 – 3 ngày để có kết quả.
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng lá đinh lăng chữa tắc tia sữa bằng cách nấu với thịt heo xay, sườn non, móng giò hoặc luộc lá đinh lăng chấm với nước mắm ăn kèm cơm nóng cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Dùng củ hành tím cắt lát dày khoảng 1,5mm rồi đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu vú), phủ khăn giấy mềm và băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp massage ngực. Thực hiện trong vòng 4 ngày sẽ giúp tia sữa hết tắc.
Mẹ hái một trái đu đủ non cắt lát mỏng rồi đem nướng lên, đắp vào hai bên bầu ngực. Cách này vừa giúp mẹ giảm cơn đau nhức, vừa thông tắc tia sữa hiệu quả.
Mẹ lấy xơ mướp già khô (nguyên khổ, bỏ vỏ, hạt), 10 cái gai bồ kết, 1 củ hành tươi hoặc khô cho vào ấm, đổ 2 bát nước vào nấu cô lại thành 1 bát rồi uống. Mỗi ngày uống một lần trong vòng 2 – 3 ngày.
Sau khi uống, mẹ lấy lược thưa chải từ cuống vú xuống đầu vú nhiều lần, tia sữa sẽ được khơi thông.
Bọc xôi nếp nóng vừa nấu vào hai khăn vải mềm và chườm lên hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong. Thực hiện liên tục đến khi xôi nguội.
Giã nhỏ viên men rượu, đổ thêm ít rượu rồi bôi vào ngực, dùng khăn ủ lại. Vài giờ sau tiếp tục dùng cơm nóng chườm và liên tục xoa bóp bầu ngực. Kiên trì thực hiện cách này trong vòng 2 ngày sẽ có hiệu quả.
Tách từng lá bắp cải rửa sạch, để ráo nước. Mẹ có thể cắt bớt phần lá mềm, chỉ để lại cọng cứng. Dùng phần cọng cứng này hơ lửa thật nóng (càng nóng càng tốt) đắp lên vùng ngực bị tắc sữa có lót sẵn một lớp khăn và day thật mạnh. Khi lá cải bớt nóng thì tiếp tục hơ và đắp lên ngực, lá héo thay bằng lá khác.
Để phòng trách hiện tượng tắc tia sữa sau sinh, chị em cần lưu ý:
- Vệ sinh sạch sẽ phần ngực, đặc biệt là phần đầu vú, các kẽ vú. Nên dùng khăn sạch nhúng nước ấm để lau sạch đầu vú.
- Trước khi cho bé bú cần lau sạch đầu vú, vắt bỏ vài giọt sữa đầu.
- Khi bé bú xong, tiếp tục lau sạch đầu vú, vắt hết sữa thừa để đảm bảo không có sữa đọng lại dễ gây vón cục, tắc tuyến sữa.
- Nếu áp dụng các mẹo dân gian trên mà không hiệu quả hoặc chị em có dấu hiệu sốt nhẹ, căng tắc bầu ngực thì nên đến bác sĩ để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Chúc các chị em thành công với những mẹo trị tắc tia sữa sau sinh nói trên!