Trong bối cảnh hiện đại, việc tách rời con khỏi các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính bảng…gần như là điều không thể. Vì lẽ đó, theo thời gian, thị lực của trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 6 tuổi, đang dần bị đe dọa bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử [1].
Chắc rằng các mẹ đang có con trong độ tuổi này vẫn luôn lo lắng và loay hoay tìm nhiều cách, làm sao giữ đôi mắt con trẻ khỏi những tác hại của ánh sáng xanh. Bên cạnh việc điều chỉnh thời gian sử dụng thiết bị hợp lí, >dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ >sức khỏe đôi mắt. BS.CK1 Lê Ngọc Quỳnh Thư - Trưởng khoa, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện quận Bình Thạnh, sẽ tư vấn cho các bà mẹ 3 bí kíp dinh dưỡng giúp bảo vệ mắt cho con trong thời đại số.
Ánh sáng xanh có thể gây hại cho mắt của trẻ như thế nào? Có phải trẻ càng nhỏ thì tác hại sẽ càng nghiêm trọng?
Dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử đã trở thành mối lo ngại đối với sức khỏe mắt, đặc biệt là ở trẻ em. Khi trẻ em ngày càng tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng và máy tính trong thời gian dài và sớm, câu hỏi đặt ra là: “Ánh sáng xanh có thể gây hại cho mắt của trẻ nhỏ như thế nào? Liệu có phải trẻ càng nhỏ thì tác hại của ánh sáng xanh càng nghiêm trọng hay không?”. Xin nhờ bác sĩ giải đáp để các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu và bảo vệ sức khỏe thị lực cho con em mình.
BS.CK1 Lê Ngọc Quỳnh Thư:
Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng hay máy tính trong thời gian dài có thể gây tác hại tích lũy và dẫn đến suy giảm thị lực. Đặc biệt, thói quen nhìn gần màn hình khiến mắt phải làm việc nhiều hơn, dễ gây ra hiện tượng mỏi mắt, khô mắt, và làm tổn thương võng mạc theo thời gian[2]. Ánh sáng xanh dần tích lũy, mắt sẽ dần suy yếu, gây ra các vấn đề về thị lực nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, khi mắt còn đang trong quá trình phát triển và dễ bị tổn thương hơn.
Mắt trẻ em tương tự như mắt người lớn, bao gồm giác mạc, thủy tinh thể, võng mạc, mống mắt và lông mi, giúp bảo vệ và điều tiết ánh sáng. Tuy nhiên, mắt trẻ em nhỏ hơn và một số bộ phận như võng mạc vẫn đang phát triển, do đó khả năng nhìn có thể chưa hoàn thiện, thể thủy tinh trong hơn thuỷ tinh thể người trưởng thành. Điều này có nghĩa là mắt trẻ em có khả năng hấp thụ ánh sáng xanh cao hơn, làm tăng nguy cơ tổn thương võng mạc[3]. Vì vậy, việc ngăn ngừa tác hại từ ánh sáng xanh bên ngoài, cũng như tăng cường sức đề kháng cho mắt từ bên trong, là rất cần thiết và cần thực hiện từ sớm để thúc đẩy quá trình phát triển thị lực và bảo vệ, duy trì sức khỏe đôi mắt cho trẻ.
Chuyên gia chia sẻ 3 bí kíp bảo vệ mắt con khỏi tác hại của ánh sáng xanh
Trong bối cảnh trẻ em ngày càng tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, việc bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xin nhờ bác sĩ tư vấn 3 bí kíp quan trọng và dễ thực hiện hàng ngày để giảm thiểu ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến đôi mắt của trẻ, giúp duy trì thị lực khỏe mạnh trong thời đại số.
BS.CK1 Lê Ngọc Quỳnh Thư:
Giải pháp thiết thực đầu tiên là tăng cường hoạt động ngoài trời. Trẻ em nên vui chơi ngoài trời ít nhất 1-2 giờ mỗi ngày, vì ánh sáng tự nhiên giúp mắt điều tiết tốt hơn và giảm nguy cơ cận thị. Việc dành thời gian ngoài trời không chỉ giúp thư giãn mắt mà còn hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ.
Thứ hai, chế độ dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mắt. Để chống lại tác hại của ánh sáng xanh, trẻ cần bổ sung các dưỡng chất quan trọng như vitamin A, C, E, omega-3, đặc biệt là Lutein và Zeaxanthin. Lutein và Zeaxanthin là hai carotenoid duy nhất có khả năng đi thẳng vào võng mạc và có tính chất chống oxy hóa mạnh, giúp giảm thiểu sự tổn thương do ánh sáng, khói bụi và các yếu tố môi trường khác. Bộ đôi dưỡng chất này đóng vai trò như “tấm khiên” bảo vệ võng mạc khỏi các tổn thương từ ánh sáng xanh[4] giúp mắt bé khỏe hơn.
Các thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin bao gồm rau xanh đậm (rau bina, cải xoăn), rau củ màu vàng cam (cà rốt, bí ngô), và trái cây (kiwi, nho, bơ). Các bậc phụ huynh nên đưa các thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ và duy trì thường xuyên.
Bí kíp thứ ba là trong trường hợp trẻ không thích ăn rau củ hoặc lo ngại việc chế biến rau củ có thể làm mất đi phần nào dưỡng chất, các bậc phụ huynh có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ các loại chế phẩm sữa giàu Lutein và Zeaxanthin. Đối với các trẻ dưới 6 tuổi, có xu hướng không thích ăn rau củ, sữa chính là một lựa chọn hấp dẫn để bảo vệ mắt. Với tính linh hoạt trong việc sử dụng, sữa có thể được kết hợp vào nhiều bữa ăn khác nhau, từ bữa sáng đến bữa phụ, giúp trẻ dễ dàng tiêu thụ các dưỡng chất cần thiết. Từ 1 tuổi trở lên, trẻ đã có thể sử dụng các chế phẩm từ sữa, vì vậy, bổ sung dưỡng chất càng sớm sẽ càng hiệu quả trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe mắt cho trẻ.
Mách nhỏ:
Gợi ý cho mẹ bí kíp mới: Sữa dinh dưỡng pha sẵn KUN DOCTOR EYE MAX. Không chỉ có công thức độc quyền chứa bộ đôi dưỡng chất vàng Lutein & Zeaxanthin, trong Sữa dinh dưỡng pha sẵn KUN DOCTOR EYE MAX còn chứa chất béo, giúp tăng khả năng hấp thụ tối đa các dưỡng chất vàng cho mắt. Chọn Sữa dinh dưỡng pha sẵn KUN DOCTOR EYE MAX, mẹ an tâm hơn khi con vừa được thỏa sức học tập và >giải trí trên các thiết bị điện tử, vừa được bảo vệ và duy trì sức khỏe mắt, ngăn ngừa ánh sáng xanh.
Tháng 08/2024 vừa qua, nhãn hàng KUN DOCTOR đã đồng hành cùng Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khoẻ Trung ương - Bộ Y tế (T5G) và Bệnh viện Mắt Trung ương tổ chức chương trình "Mắt Khỏe Sáng Ngời Tương Lai", đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nuôi dưỡng sức khỏe mắt cho trẻ em Việt Nam. Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe mắt cho trẻ từ 1 tuổi.
Để biết chi tiết, mẹ có thể tham khảo thêm tại: KUN Doctor
[1] Nguồn: Blue Light Exposure: Ocular Hazards and Prevention A Narrative Review. Received: December 8, 2022 / Accepted: February 1, 2023 / Published online: February 18, 2023. The Author(s) 2023.
CIE 2019. CIE Position Statement on the Blue Light Hazard. 2019. Available online: https://cie.co.at/publications/position- statement-blue-light-hazard-april-23-2019 (accessed on 5 April 2023).
[2] Nguồn: Cougnard-Gregoire A, Merle BMJ, Aslam T, Seddon JM, Aknin I, Klaver CCW, Garhöfer G, Layana AG, Minnella AM, Silva R, Delcourt C. Blue Light Exposure: Ocular Hazards and Prevention-A Narrative Review. Ophthalmol Ther. 2023 Apr;12(2):755-788. doi: 10.1007/s40123-023-00675-3. Epub 2023 Feb 18. PMID: 36808601; PMCID: PMC9938358.
[3] Nguồn: American Academy of Ophthalmology (AAO). Computers, digital devices and eye strain. 2016.
[4] Nguồn: Blue Light Exposure: Ocular Hazards and Prevention A Narrative Review. Received: December 8, 2022 / Accepted: February 1, 2023 / Published online: February 18, 2023. The Author(s) 2023.