Hành vi của con là sự phản ánh thái độ của bố mẹ đối với con. Khi bố mẹ căng thẳng với con cái thì bé cũng sẽ cư xử lại với thái độ giận dữ, không hợp tác.
Theo các nghiên cứu, nếu mẹ thường xuyên mắng con cái, bé sẽ bị lo lắng, đề phòng và cảm thấy không an toàn. Điều này không tốt cho bố mẹ vì có thể gây ra áp lực, căng thẳng trong mối quan hệ gia đình. Vì vậy rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra câu hỏi rằng "Liệu bố mẹ có thể giao tiếp với con cái mà không cần quát mắng không?”
Sau khi cảm thấy hối hận về việc mắng cậu con trai 4 tuổi của mình, tôi nhận ra rằng tôi không muốn quát con bao giờ nữa. Con là một cậu bé độc lập, thông minh và tôi muốn nói chuyện với con một cách hòa bình, không có bất cứ lời nói tổn thương hoặc xúc phạm nào nữa.
Tôi quyết định kiểm soát cảm xúc của mình để xem điều gì sẽ diễn ra trong 2 tuần khi không la mắng con trai. Tôi sẽ chia sẻ với các mẹ câu chuyện của mình để mẹ có thể thấy những gì hai mẹ con chúng tôi đã trải qua.
Để làm tốt chuyện này tôi đã tìm kiếm lời khuyên của mọi người. Có rất nhiều lời khuyên khác nhau về cách >nuôi dạy con cái và kiểm soát cơn nóng giận. Tôi quyết định không làm theo các lời khuyên như “Hãy buông bỏ sự tức giận của bạn”, “Hãy tưởng tượng mình ở vị trí của con”. Tôi muốn chọn những thứ thực tế hơn.
Cuối cùng tôi đã lắng nghe các lời khuyên có ích sau đây:
- Cho con đánh giá sự tiến bộ của tôi bằng cách cho phép con có thể dùng điểm số để dán lên bản báo cáo đặc biệt. Cách làm này sẽ giúp con có cảm giác tôi đã tôn trọng con trong ngày hôm đó.
- Tạo một biểu đồ tức giận, nơi tôi phải viết ra những lần tôi hét lên với con trai tôi cũng như lý do tại sao tôi mất bình tĩnh.
- Hãy thì thầm thay vì hét to mọi thứ.
- Nếu tôi cảm thấy mình sẽ nói lời nặng nề thì hãy đợi 10 giây trước khi bắt đầu nói lại.
- Phát hiện các tín hiệu tức giận như nắm chặt tay, nghiến răng. Một khi đã phát hiện ra chúng, hãy giữ im lặng cho đến khi tôi bắt đầu cảm thấy bình thường trở lại.
- Thay vì la hét, hãy thử vỗ tay. Nó có vẻ kỳ lạ nhưng rất hiệu quả.
- Tôi cũng tự làm một lời nhắc nhở trong vài ngày đầu tiên bằng cách vẽ một biểu tượng cái loa ở phía sau bàn tay của tôi.
- Đặt ra quy tắc không thay thế việc quát mắng bằng các việc tiêu cực khác như đánh con.
Tôi quyết định bắt đầu kế hoạch vào thứ năm thay vì thứ hai để mọi chuyện suôn sẻ hơn.
Ngày 1: Mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Tôi rất vui mừng về những thay đổi sắp tới. Tôi sẽ không bao giờ la mắng con trai nữa. Tuy nhiên, điều này quả thật không dễ dàng.
Ngày 2: Michael nhận thấy lời nhắc nhở trên tay tôi và con cũng muốn có một cái tương tự. Tuy nhiên sau đó con đã cảm thấy khá vất vả để chiến đấu với thói quen xấu của mình. Tôi cũng cảm thấy tương tự với việc không được la mắng con.
Ngày 3, 4: Bảng đánh giá của tôi không hiệu quả. Có vẻ nó được thiết kế dành cho những đứa trẻ lớn hơn. Michael thậm chí còn không cố gắng hiểu mục đích của miếng dán. Con dán nó mọi lúc khi con muốn.
Ngày thứ 5: Khó khăn bắt đầu xuất hiện. Michael kèo nhèo và than thở rất nhiều. Tôi đã phải đặt ra quy tắc mới là con phải biểu đạt mong muốn của mình bằng các từ ngữ dễ chịu hơn. Mọi chuyện có vẻ hiệu quả khi con bình tĩnh hơn.
Ngày thứ 6: Michael bắt đầu thử thách tôi. Con đã gây ra một mớ hỗn độn khiến tôi phải đếm đến 10 để bình tĩnh. Lần đầu tiên con khiến tôi buồn cười nhưng sau đó con làm tôi khó chịu. Tôi đã phải yêu cầu con không lặp lại việc đó. Con đã nghe lời. Tuy nhiên sau đó tôi đã ngừng sử dụng phương pháp này.
Ngày 7: Vào ngày thứ 7, tôi nhận thấy rằng mình ít giận dữ, càu nhàu hơn hẳn. Tất cả những lần tôi lên tiếng, tôi chỉ gọi to tên của con. Chẳng bao lâu, điều này đã được thay thế bằng việc vỗ tay.
Ngày thứ 8: Thất bại nghiêm trọng đã xảy ra vào ngày hôm nay. Michael mang bài tập về nhà làm. Tôi đã ngồi xuống với con và cố gắng làm một người mẹ tốt bụng và kiên nhẫn. Tuy nhiên mọi thứ đã không hiệu quả. Làm bài tập với con không dành cho những người thiếu bình tĩnh.
Ngày 9. Tôi cảm thấy hối hận vì việc mình làm ngày hôm trước. Thật khó để cư xử tốt với con.
Ngày thứ 10: Ngày này đánh dấu sự khởi đầu của những ngày không còn tiếng la hét. Ngay cả chồng tôi cũng nhận ra con trai tôi đã thay đổi rất tích cực.
Ngày 11: Con trai tôi học cách nói chuyện với tôi và bắt đầu đồng ý các thỏa hiệp. Con cũng cố gắng hỏi những câu như “Con có làm phiền mẹ nếu con bật điều hòa?”. Tôi bị choáng ngợp trước thái độ ngoan ngoãn của con mà tôi chưa từng thấy bao giờ.
Ngày 12: Chỉ vào ngày này, cuối cùng tôi đã sử dụng lời khuyên về việc thay thế la hét với tiếng thì thầm. Tôi đang cố gắng giải thích cho Michael tại sao không thể nói với người lạ rằng họ rất hôi, nhưng con mải chơi không chịu nghe gì cả.
Trong quá khứ, tôi sẽ bắt đầu la hét để thu hút sự chú ý của anh ấy. Nhưng lần này, tôi đã giảm nhỏ tiếng và thì thầm với con. Nó có hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ tiếng hét nào vì con ngay lập tức tham gia vào cuộc trò chuyện và hỏi một số câu hỏi về cách giao tiếp với người lạ. Kể từ đó, tôi có thể nói chuyện với con dễ dàng hơn.
Ngày 13: Tôi bị mất bình tĩnh một lần nữa. Michael không chịu đi xe đạp mặc dù con đã đòi mua nó. Dù cảm thấy hối hận về việc này nhưng tôi không thể cảm thấy hài lòng với thái độ của con trai. Sau đó tôi đã để con nói chuyện với chồng vì tôi không muốn la mắng con.
Ngày 14: Mặc dù tôi đã thất bại 2 lần trong 2 tuần nhưng tôi nghĩ đây vẫn là 1 thử nghiệm thành công. Tôi đã bình tĩnh hơn trước đây rất nhiều.
Những lời khuyên giúp bố mẹ không mắng con cái
Tôi đã tự rút ra những lời khuyên giúp mình bình tĩnh hơn như sau:
- Nếu con làm sai mà không được nhắc nhở thì con sẽ lập lại nó lần nữa. Vì vậy dù không la mắng tôi vẫn phải tìm cách khiến con hiểu việc làm của mình.
- Khi trót mắng con thì quan trọng nhất là cần xin lỗi kịp thời.
- Hành vi của con là sự phản ánh thái độ của bố mẹ đối với con. Khi bố mẹ căng thẳng với con cái thì bé cũng sẽ cư xử lại với thái độ giận dữ, không hợp tác. Bây giờ khi tôi không còn cao giọng với con thường xuyên thì con cũng trở nên bình tĩnh hơn. Con không còn quấy khóc, mè nheo nhiều như xưa.
* Bài viết được chia sẻ bởi mẹ cậu bé 4 tuổi Michael