Theo các chuyên gia, dạy trẻ sống tự lập không chỉ giúp trẻ tự ý thức được cuộc sống, biết tự chăm sóc bản thân, giúp cha mẹ "rảnh tay" hơn trong việc chăm con cái mà còn là một trong những kỹ năng để con phát triển trí tuệ, tính tự giác cao.

06:00 31/08/2020

Cha mẹ có thể áp dụng một số kỹ năng dạy trẻ sống tự lập sau đây:

Tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần

Đừng vì quá thương con mà ngay từ khi bé sinh ra bạn đã suốt ngày ôm ấp bé trong vòng tay nhé, làm như thế trẻ sẽ “quen hơi” mẹ và không thể tự chơi khi không có mẹ được. Chính vì vậy hãy tách trẻ ra khỏi mẹ dần dần ngày từ khi 5-6 tháng tuổi bằng cách buổi tối nên để trẻ ngủ riêng, việc làm này không chỉ giúp bé sớm có tính tự lập mà còn tốt cho >sức khỏe của bé nữa đấy, đồng thời bạn cần để bé tự nằm chơi ngay sau khi cho bé bú, ăn xong, lúc đầu bé có thể sự hãi, khóc nhưng dần dần bé sẽ quen và có thể tự chơi một mình được.

Trẻ học cách sống tự lập cũng là phương pháp giúp phát triển trí tuệ

Tập cho bé đánh răng với bàn chải dành cho trẻ em

Hãy làm mẫu cho bé cách bạn thường đánh răng như thế nào và để bé bắt chước theo. Đừng kỳ vọng bé có thể hành động thuần thục vì đây là những bài học đầu tiên mà. Bạn cố gắng giúp con hoàn thành nhiệm vụ nhỏ này.

Dạy bé tự ăn một mình

Đây là độ tuổi tuyệt vời để con bạn tập làm quen với thức ăn bằng cách cho bé bốc những chiếc bánh nhỏ đưa vào miệng trước. Ngoài ra, bé có thể thử cầm muỗng trộn lẫn sữa chua và ngũ cốc lại với nhau. Hãy mua nhiều cái muỗng em bé bằng nhựa mềm, có nhiều hình dáng và màu sắc ngộ nghĩnh để bé thích thú khi sử dụng chúng.

Giao cho bé việc dọn dẹp đồ chơi

Bé có thể tìm thấy niềm vui trong công việc này và dần tự giác sắp xếp ngăn nắp những thứ đã dùng xong. Khi hướng dẫn bé dọn dẹp, hát vài bài thiếu nhi vui tươi để động viên con.

 

Mặc dù rất khó khăn nhưng bạn nên cố gắng tập cho bé tự mình làm những việc vừa sức từ thuở nhỏ. Ban đầu bạn sẽ mệt mỏi khi phải xem chừng từng hành động của con để giúp đỡ kịp thời; nhưng về lâu dài sẽ rất tốt vì độ tuổi này trẻ rất dễ dạy, ngoan ngoãn và thích được làm nhiều việc giống mẹ.

Dạy con làm việc nhà

TS Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, với suy nghĩ “Việc nhà là việc vặt, đã có người giúp việc lo”, nhiều cha mẹ đã bỏ qua phần giáo dục siêu quan trọng này. Chưa tính đến việc cha mẹ bỏ qua lợi ích của những công việc nhỏ nhặt mà chỉ nói đến khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh, con kém hẳn so với các bạn. Khi cha mẹ đi vắng, thay vì phải canh cánh lo quay về để chuẩn bị bữa ăn cho con, cha mẹ có thể yên lòng vì con biết làm mọi thứ rồi. Đó là lợi thế đầu tiên của kỹ năng này.

Ngoài ra, những việc nhà nho nhỏ được con đảm nhận sẽ giúp giảm áp lực công việc cho mẹ. Quét nhà, dọn nhà, lau bàn ghế … là việc bé 4, 5 tuổi làm được rồi. Để con làm vừa giúp con hiểu sự vất vả của cha mẹ, vừa giúp con hoàn thiện kỹ năng sống cơ bản, đó là lợi ích ai cũng nhìn thấy.

Khuyến khích kết quả tốt đẹp trẻ làm được

Theo Vnexpress, việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài nhất. Cụ thể cha mẹ hãy đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm. Cần lưu ý hạn chế việc dùng những từ khen ngợi quá đáng cho một hành động đơn giản.

Thay vào đó là những lời động viên tích cực như: con đánh răng sạch quá, miệng con rất thơm vì con đã đánh răng, cảm ơn con vì đã cất dép cho mẹ, cảm ơn con vì đã xách đồ cho mẹ, con đi vệ sinh đúng nơi quy định rồi đó.

Ngoài ra, có thể động viên trẻ bằng các phần thưởng vật chất như con tự ăn cơm mẹ sẽ cho đi công viên, tự đi dép mẹ sẽ cho đi vườn bách thú. Không nên khuyến khích trẻ bằng tiền vì làm cho trẻ hiểu không đầy đủ về giá trị của lao động.

Theo Minh Ánh/ Gia Đình Việt Nam