Chúng ta có thể đặt rất nhiều kỳ vọng của con nhưng không nhất thiết phải thể hiện điều đó mọi nơi mọi lúc khiến con càng thêm lo lắng.
Theo một điều tra xã hội học, 73,5% cha mẹ Việt Nam muốn con trở thành tri thức, 23,7% muốn con giầu có, 26,6% muốn con trở thành người có chức quyền. 78,3% cha mẹ xấu hổ vì con mình học hành không bằng người khác, 42,4% xấu hổ vì mình nghèo hơn người khác. Như vậy đủ biết sự kỳ vọng của cha mẹ vào con cái lớn thế nào và điều đó vô hình chung biến thành áp lực đè nặng lên con trẻ.
Tâm lý là yếu tố góp phần không nhỏ trong thành công của mỗi sĩ tử trong những kỳ thi. Vì vậy, việc ổn định tâm lý trước kỳ thi là điều vô cùng quan trọng, nếu không muốn nói là sẽ quyết định sự thành - bại của các sĩ tử. Do đó trong quá trình ôn thi và chuẩn bị cho kỳ thi, phụ huynh hãy giúp con gác bỏ mọi suy nghĩ vu vơ, những lo lắng không cần thiết để tập trung sức lực và trí tuệ vào việc củng cố bài vở ôn luyện cho tốt.
Vẽ cho con một viến cảnh đẹp sau kỳ thi thành công cũng là một động lực thúc đẩy rất hiệu quả, tuy nhiên chúng ta luôn đặt ra “phương án 2” để con chuẩn bị tâm lý nếu thất bại. Sự kỳ vọng quá mức của gia đình cũng là một yếu tố khiến trẻ bị áp lực trước kỳ thi. Chúng ta có thể đặt rất nhiều kỳ vọng của con nhưng không nhất thiết phải thể hiện điều đó mọi nơi mọi lúc khiến con càng thêm lo lắng.
Một trong các yếu tố quan trọng trước kỳ thi chính là >sức khỏe. Phụ huynh nên >chăm sóc con để có sức khỏe ổn định, không được ăn quá ít, thức quá khuya. Tuy nhiên, hãy giúp con tự chăm sóc bản thân hơn là chăm sóc con tỉ mỉ. Nếu được chăm sóc quá tỉ mỉ, yêu chiều quá mức, trẻ sẽ lập tức cảm thấy việc thi cử rất quan trọng và gắng sức để đạt được kết quả tốt nhất. Sự cố gắng ấy chính là tự tạo áp lực lên bản thân mình. Vì vậy, chăm con thế nào để không khiến con bị áp lực cũng là điều mà phụ huynh nên cân nhắc cẩn thận.
Hãy giúp con tự tin vào kiến thức của bản thân, điều đó thúc đẩy quá trình học tập của con trẻ thêm hăng say, tư duy trở nên nhẹ nhàng sáng suốt. Nhiều phụ huynh muốn thúc đẩy con học tập chăm chỉ đã tìm cách kích động vào lòng tự ái của con để khiến con phấn đấu. Tuy nhiên, áp lực của việc thi cử vốn đã không phải là nhỏ, giờ lại thêm áp lực của gia đình sẽ khiến trẻ chán nản, cảm thấy mình vô tích sự, dẫn tới việc học tập không đạt hiệu quả.
Có rất nhiều thí sinh càng đến gần ngày thi càng cảm thấy lo sợ, áp lực... đó là tâm lý chung. Phụ huynh hãy tìm cách khiến cho con chào đón kỳ thi một cách thoải mái nhất, chỉ là một ngày mà con thể hiện tài năng, kiến thức đã rèn luyện và học tập. Giúp con có cách suy nghĩ này khiến tinh thần thoải mái hơn, tự tin vượt qua mọi rào cản, chinh phục nhưng đề thi khó và gặt hái thành công. Muốn được như vậy, cha mẹ cần làm cho con thấy việc ôn thi cũng như việc đi học, không có gì khác biệt. Sự chăm sóc thái quá sẽ khiến con trẻ cảm thấy như những ngày ôn luyện là những ngày “trọng đại” và nó phải đạt được thành công. Như vậy sẽ không tránh khỏi bị áp lực trước kỳ thi.