Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai của cả hai vợ chồng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên phôi thai khỏe mạnh.Vì vậy, vào thời điểm có kế hoạch sinh em bé việc nên ăn gì, bổ sung dinh dưỡng như thế nào cần có sự phối hợp đồng đều giữa bố và mẹ.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì cả vợ và chồng cần đi kiểm tra >sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai. Cũng trong khoảng thời gian này cần bổ sung >dinh dưỡng trước khi mang thai để đảm bảo trứng và tinh trùng khỏe mạnh. Giúp cả hai vợ chồng có nền tảng sức khỏe tốt, dễ thụ thai. Tạo ra phôi thai khỏe mạnh, hạn chế được nguy cơ thai bị dị tật bẩm sinh.
Giai đoạn hình thành phôi thai là giai đoạn rất nhạy cảm. Phôi thai dễ bị tổn thương, ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài. Đặc biệt là dinh dưỡng của người mẹ. Nếu >chế độ dinh dưỡng không khoa học, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… phôi thai yếu, dễ bị sảy thai.
Hơn nữa, xây dựng chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai lành mạnh, khoa học còn mang lại rất nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ góp phần làm giảm được các nguy cơ như huyết áp cao, đái tháo đường thai kỳ, béo phì… khi mang thai.
Chính vì vậy, ngay từ khi có kế hoạch mang thai, cả hai vợ chồng cần ưu tiên cho vấn đề sức khỏe. Khoa học đã chứng minh được, với nam giới, chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bảo vệ tinh trùng, tăng độ di động bơi để tiếp cận và thụ tinh cho trứng. Cũng như đảm bảo thể tích tinh dịch cần thiết để đưa tinh trùng vượt qua đường sinh dục nữ. Với nữ giới, chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi nuôi dưỡng cơ quan sinh sản, giúp quá trình rụng trứng diễn ra đều đặn, vận hành trơn chu. Từ đây giúp tăng khả thụ thai, phôi thai phát triển khỏe mạnh. Hơn thế nữa, việc tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng trước khi bầu bí còn giúp phổi, tim, não và các cơ quan quan trọng của thai nhi phát triển tốt ngay từ giai đoạn đầu, con sinh ra sẽ thông minh và lanh lợi hơn.
Ngoài vấn đề >bổ sung dinh dưỡng trước khi có thai, cả hai vợ chồng cũng cần để ý hơn đến yếu tố tâm lý. Nếu thường xuyên căng thẳng bởi những áp lực từ nhiều phía, công việc, gia đình và vấn đề của chính bản thân. Thì nội tiết tố thay đổi khiến bản thân trở nên nhạy cảm, dễ rối loạn lo âu, khó thụ thai. Nếu có thụ thai thì phôi thai yếu, vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, riêng người mẹ cần kiểm tra khả năng miễn dịch với virus rubella, thủy đậu, cúm, bệnh phụ khoa… Tốt nhất hãy tiêm phòng trước khi mang thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Muốn mang thai được thì bạn cần nghĩ tới làm tăng khả năng thụ thai. Muốn tăng khả năng thụ thai thì cần sự phối hợp ăn ý giữa vợ và chồng. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu Kẽm. Bởi nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh được Kẽm là khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong tinh dịch và quá trình sản xuất testosterone ở nam giới, cũng như sự rụng trứng và thụ thai ở phụ nữ.
Do đó, cả hai vợ chồng cần duy trì bổ sung lượng Kẽm 8 mg mỗi ngày, góp phần giúp cho hệ thống sinh sản hoạt động tốt. Có thể bổ sung chất này thông qua các loại thực phẩm như là thịt đỏ, đậu xanh, đậu lăng, gai dầu, hạt lanh, bí ngô hoặc hạt bí… Đặc biệt, vợ chồng bạn nên ăn nhiều động vật có vỏ như hàu, cua, sò, hến… chúng là thực phẩm giàu kẽm nhưng ít calo, không nên gây tình trạng béo phì.
Theo đó, với 6 con hàu loại trung bình có thể cung cấp 32 mg kẽm, tương đương 291% lượng kẽm yêu cầu của 1 ngày. Còn trong 100 g cua Alaska cung cấp 7.6 mg kẽm, chiếm 69% nhu cầu kẽm hàng ngày của chúng ta. Ngoài ra cũng có thể bổ sung Kẽm thông qua việc uống viên uống tổng hợp ở dạng Kẽm Sulfate, được bào chế dạng viên nang mềm.
Bên cạnh đó, vợ chồng bạn cần bổ sung thêm một số >thực phẩm dinh dưỡng trước khi mang thai sau đây:
Không chỉ người mẹ mà cả người bố cũng cần được bổ sung axit folic khi có kế hoạch sinh con. Bởi chất này rất cần thiết với các ông bố tương lai, giúp tạo ra các DNA và đội quân tinh binh khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa những tinh trùng bất thường. Nếu như mỗi ngày người mẹ cần bổ sung đều đặn 400mcg axit folic thì người bố cần được cung cấp một lượng tương tự.
Tuy nhiên, nếu trong gia đình hoặc họ hàng có tiền sử mang thai em bé bị tổn thương ống thần kinh thì cần bổ sung axit folic với liều lượng cao hơn. Lên tới 5000mcg mỗi ngày. Để đảm bảo sử dụng đúng bạn cần lắng nghe tư vấn cụ thể từ bác sĩ.
Axit folic tồn tại tự nhiên trong các loại thực phẩm như: rau xanh đậm (rau bina), cam, quýt, đậu phộng, đậu, ngũ cốc… Vì thế, bạn hãy thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm này vào trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Từ trước khi mang thai, cơ thể người mẹ cần được tích lũy trước hai loại Omega-3 quan trọng là DHA/EPA để chuẩn bị sử dụng cho bào thai. DHA và EPA còn giúp tăng cường dòng máu tới tử cung, làm tăng khả năng thụ thai. Đồng thời tăng khả năng sống sót của thai nhi sau khi được thụ thai thành công.
Hơn thế nữa, Omega-3 còn được biết đến với vai trò là thúc đẩy khả năng sinh sản, đặc biệt là ở nam giới. Khi DHA tập trung ở nồng độ cao trong tinh trùng, nhất là phần đuôi sẽ quyết định khả năng tồn tại, chức năng của tinh trùng. Nếu được bổ sung sớm và đủ liều lượng DHA sẽ giúp cải thiện hình thái, khả năng vận động của tinh trùng, làm tăng khả năng thụ thai và phôi thai phát triển khỏe mạnh.
Theo đó, cả phụ nữ và nam giới cần được bổ sung 250 - 500 mg chứa cả EPA và DHA mỗi ngày, để đạt được lợi ích sức khỏe. Có thể bổ sung Omega 3 từ nguồn cá hồi, cá ngừ đại dương, thuốc bổ chứa dầu cá ngừ…
>>> Xem thêm:
- Những điều cần biết trước khi mang thai cho các chị em
- Tiêm phòng trước khi mang thai có tốt không?
Vitamin C là một trong 13 loại vitamin thiết yếu đối với cơ thể. Đối với phụ nữ, đặc biệt trước khi mang thai cần được bổ sung đầy đủ chất này để làm tăng khả năng hấp thụ sắt. Đồng thời tăng hiệu quả quá trình hoạt động thể chất và sức mạnh cơ bắp. Từ đây nâng cao sức khỏe tổng thể, trứng khỏe mạnh, làm tăng khả năng thụ thai.
Bên cạnh đó, đối với nam giới tinh trùng là “con giống” quyết định quá trình thụ thai thành công. Tuy nhiên, không phải nam giới nào cũng có lượng tinh trùng, chất lượng khỏe mạnh. Nhưng khi được bổ sung vitamin C đầy đủ thì chất lượng tinh trùng được cải thiện đáng kể. Vitamin C thúc đẩy sự vận động của tinh trùng. Vì vậy, trước khi mang thai, cả vợ và chồng đều cần được bổ sung vitamin C. Loại vitamin này có nhiều trong các loại trái cây như cam, xoài, dưa hấu, dâu tây và các loại rau như bông cải xanh, cà chua…
Qua đây có thể thấy được dinh dưỡng trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai thành công và phôi thai phát triển tốt. Vì thế, bạn cần ăn uống lành mạnh, hạn chế các thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu và các chất kích thích. Đồng thời cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng, để không làm ảnh hưởng đến việc thụ thai.