Thời tiết nắng nóng của mùa hè tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút phát triển tấn công làm suy yếu hệ miễn dịch của bé, khiến bé rất dễ bị nhiễm bệnh.
Ở trẻ em, do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện chính vì thế rất hay mắc phải các bệnh nguy hiểm. Dưới đây là một số bệnh thường hay gặp của trẻ nhỏ vào mùa hè, bố mẹ cần tham khảo để chủ động phát hiện và có những biện pháp để bảo vệ >sức khỏe cho con mình:
Bệnh rôm sảy dễ xuất hiện vào mùa hè
Thời tiết nắng nóng của mùa hè thường dễ gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa ở trẻ em. Nếu trẻ không được chăm sóc tốt, đặc biệt là các vấn đề về vệ sinh ngoài da kém, rôm sảy sẽ phát triển thành nhọt, trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm da mãn tính, thậm chí nặng hơn có thể phát triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
Bệnh tiêu chảy bùng phát vào thời điểm nắng nóng
Bệnh tiêu chảy là bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng xảy ra nhiều nhất vào mùa hè vì với thời tiết ẩm nóng như mùa hè là điều kiện rất thuận lợi cho ruồi nhặng phát triển, nguồn nước bị ô nhiễm gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì thế trẻ rất hay bị tiêu chảy vào mùa hè.
Nếu bố mẹ thấy con có các triệu chứng như: Số lần đi đại tiện 3-5 lần/ ngày hoặc có thể nhiều hơn lên đến vài chục lần/ ngày kèm theo các cơn đau bụng, buồn nôn hay nôn thì bố mẹ cần nhanh chóng theo dõi và điều trị kịp thời cho trẻ.
Mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp
Việc thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh do điều hòa nhiệt độ, hay thói quen bật quạt hất thẳng vào người, ăn uống các đồ ăn lạnh như nước đá, kem vào mùa hè rất dễ khiến trẻ gặp phải các bệnh về đường hô hấp.
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp thường có các triệu chứng như: Sốt cao, ho, hắt hơi liên tục, ngạt mũi và chảy nước mũi liên tục, đau cơ khớp, mệt mỏi kéo dài.
Để hạn chế tối đa các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ bố mẹ cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, tránh cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh, hạn chế cho trẻ ăn các đồ lạnh kem, nước đá. Ngoài ra cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, chảy mũi, sốt.
Bệnh tay chân miệng dễ lây lan trong thời tiết mùa hè
Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh và dễ lan thành dịch. Nếu không được chăm sóc và điều trị kip thời rất dễ biến chứng thành viêm não và gây tử vong ở trẻ.
Khi trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng thường có các triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi, kém ăn và đau họng, sau đó xuất hiện các nốt ban màu hồng có đường kính 2mm ở trong khoang miệng, trên lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lí.
Bệnh sốt vi rút có dấu hiệu tăng mạnh khi thời tiết nắng nóng
Vào mùa hè, trẻ thường rất hay bị sốt vi rút. Khi bị sốt vi rút trẻ thường có các biểu hiện như: Sốt cao, đau mỏi người, đau đầu kém hắt hơi, chảy mũi và ho, hoặc trẻ có thể phát ban nổi hạch ở cổ, một số trường hợp nặng có thể co giật. Bố mẹ cần nhanh chóng theo dõi để có biện pháp xử lí, điều trị kịp thời cho trẻ.
Các biện pháp phòng tránh bệnh mùa hè cho trẻ
- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhỏ, tắm gội hàng ngày để tránh ngứa ngáy, thay quần áo mỗi khi bị ướt hay ra nhiều mồ hôi tránh để bé cảm lạnh, nhiễm nấm.
- Cho trẻ ăn uống khoa học: Bổ sung nhiều các loại quả giàu vitamin, kali và các khoáng chất giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng. Tăng cường các nhóm thực phẩm giải nhiệt rau dền, bí xanh,… Ngoài ra, bố mẹ cần cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày và hạn chế cho trẻ uống quá nhiều nước đá hay ăn các thực phẩm quá lạnh.
- Cho trẻ chơi trong nhà thoáng khí, mát mẻ, tránh để bé chạy nhảy, chơi ngoài nắng quá lâu.
- Không để quạt điện xối thẳng vào người hay bật điều hòa nhiệt độ quá lạnh bởi trẻ nhỏ rất dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi ngủ sau khi vừa tắm xong.