Dậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển tuổi dậy thì, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và khả năng làm “chuyện ấy” nên trẻ cần được tư vấn sớm từ bác sĩ và có sự can thiệp của y học.
Thời kỳ dậy thì là giai đoạn chuyển từ trẻ thơ sang trưởng thành, lúc này trẻ không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa là người lớn. Đây là thời kỳ biến đổi quan trọng cả về thể chất cũng như tâm hồn của trẻ.
Ở bé gái, không có bất kỳ dấu hiệu phát triển sinh dục nào ở tuổi 14 hoặc không có kinh nguyệt cho đến khi 16 tuổi thì được coi là >dậy thì muộn. Còn ở bé trai được cho là dậy thì muộn khi sau 16 tuổi vẫn chưa có những đặc điểm sinh dục thứ phát như râu quai nón, tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn, đặc biệt là không có hiện tượng phóng tinh lần đầu.
Dậy thì muộn do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu vẫn là từ các yếu tố như là:
+ Gen di truyền: Trong gia đình có bố mẹ, cô dì, chú bác, anh em, chị em hoặc anh em họ chậm dậy thì thì trẻ chậm dậy thì là một điều không đáng lo ngại. Với trường hợp này, trẻ sẽ phát triển sau so với bạn cùng tuổi và không ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của cơ thể cũng như khả năng sinh sản.
+ Tuyến yên hoặc tuyến giáp có vấn đề: Tuyến yên hoặc tuyến giáp là các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể. Vì thế nếu các tuyến này bị trục trặc thì trẻ có nguy cơ bị dậy thì muộn là rất cao, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng làm chuyện ấy mà trẻ còn bị hạn chế về chiều cao.
+ Nhiễm sắc thể bất thường: Một số trẻ bị chậm dậy thì do nhiễm sắc thể bất thường, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan sinh dục trong cơ thể và làm chậm phát triển giới tính.
+ Mắc một số bệnh mãn tính: Đái tháo đường, bệnh thận, hoặc hen suyễn… là những căn bệnh mãn tính có thể làm chậm quá trình phát triển của cơ thể, khiến trẻ dậy thì muộn. Vì vậy, khi trẻ mắc những bệnh trên gia đình nên cho con đi khám để bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị, giúp trẻ trở lại với quá trình dậy thì bình thường.
+ Chế độ >dinh dưỡng kém: Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng có thể dậy thì muộn hơn so với những người có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất. Trường hợp ăn không đủ bữa, biếng ăn… sẽ khiến cơ thể không thể phát triển với tốc độ bình thường được.
Theo các chuyên gia, về cơ bản dậy thì muộn không ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể nhưng lại dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Thường thấy nhất đó là các bạn gái mặc cảm, ti tư khi mình trẻ con hơn so với các bạn đồng trang lứa. Có người hoang mang lo sợ mình không bình thường và lo lắng về khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, trên thực tế dậy thì muộn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn gái khi trưởng thành. Nhưng do dậy thì muộn nên các bạn gái thường e dè, vô cùng ngần ngại, không thoải mái khi làm chuyện ấy.
Còn đối với nam giới, dậy thì muộn ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện ấy. Vì dậy thì muộn nên hệ thống nội tiết kích hoạt chậm quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nam khiến dương vật nhỏ, tinh hoàn teo. Điều này ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, dẫn đến vô sinh cũng như khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn. Chính vì vậy, khi nam giới dậy thì muộn thường không tự tin với khả năng chinh chiến của mình, bị rối loạn tâm lý, sợ làm chuyện ấy với bạn tình.
Do đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu của dậy thì muộn, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt để bác sĩ chuyên khoa tư vấn, đồng thời đưa ra các giải pháp giúp các em vượt qua tình trạng này để phát triển kịp theo lứa tuổi, đảm bảo >đời sống tâm sinh lý bình thường.