Dù toán Tiểu học đơn giản nhưng vẫn có thể khiến phụ huynh tranh cãi kịch liệt vì mắc lỗi sai sơ đẳng này.
Nhiều người cứ tưởng những bài toán tiểu học sẽ là những phép tính vô cùng đơn giản, quanh đi quẩn lại chỉ là các dạng toán cộng, trừ, nhân, chia đôi khi khó hơn thì cũng chỉ là những bài toán kết hợp nhiều phép tính khác nhau. Ấy vậy mà không ít bài vẫn khiến hội phụ huynh phải tranh cãi nảy lửa với nhau.
Cụ thể, một người mẹ thắc mắc khi thấy con bỗng nhiên bị trừ điểm trong bài kiểm tra: "Các thầy cô cho em hỏi với đề bài như trên, con giải bài toán trong ảnh sao lại sai ạ? 4x9 khác với 9x4? Cảm ơn thầy cô rất nhiều"
Người mẹ đính kèm đề toán: "Lớp 2A có một số học sinh, cô giáo xếp thành 4 hàng, mỗi hàng có 9 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh".
Theo như hình ảnh, cô giáo đã gạch chân phép tính "4x9" của học trò và sửa thành "9x4" rồi trừ điểm. Người mẹ thắc mắc vì 2 phép tính này ra kết quả chỉ 1 đáp án. Ấy vậy mà cô giáo lại trừ điểm con mình không đề cập rõ lý do.
Bị giáo viên gạch đáp án vì làm sai, cô học trò vẫn được dân mạng khen nhờ cách suy nghĩ sáng tạo
Đây cũng là suy nghĩ sai lầm của nhiều người lớn. Dù 2 phép tính ra kết quả "36" nhưng về mặt bản chất lại hoàn toàn khác nhau. Khi cô hỏi số học sinh thì bài giải phải là số học sinh nhân với số hàng chứ không phải lấy số hàng nhân với số học sinh. Bản thân học trò lớp 2 cũng chưa học phép giao hoán nên cũng không thể cho rằng đáp án 4x9 là đúng.
Tóm lại, kết quả bài toán này phải lấy 9 9 9 9 = 9x4 (đáp án cô giáo) chứ không phải 4 4 4 4 4 4 4 4 4 = 4x9 (đáp án học sinh).
Rõ ràng đây là lỗi mà rất nhiều học trò lớp 2 mắc phải, thậm chí cả người lớn cũng hiểu sai. Vấn đề bài toán nằm ở việc phải cộng người với nhau chứ không phải cộng hàng. Rất nhiều ý kiến tỏ ra đồng tình với giáo viên vì nếu học trò không sớm hiểu được cặn kẽ bản chất thì rất dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng trong tính toán.
"Lỗi này hay mắc lắm nè. Vì không hiểu bản chất hoặc lý do nào đó nên cứ nhân đại. Mỗi làn chỉ bài cho đứa em thấy không đúng lắm, nghĩ mãi mới ra là phải cộng người chứ không phải cộng hàng", bạn K.T bình luận.
"Giáo dục phải có quy trình, chương trình và trẻ con cũng cần được học dần dần. Lớp 2-3 học cửu chương và được dạy bản chất phép nhân là cộng các số hạng đầu tiên với nhau. Đến lớp 4 mới học phép giao hoán. Hoàn toàn đồng tình với quyết định của cô giáo", bạn V.P bình luận.
"Hồi nhỏ học thấy bảo 9x4 còn đọc là "4 lần 9" tức là "4 lần, mỗi lần 9 đơn vị". Thế nên câu hỏi "4 hàng mỗi hàng 9 người" thì đáp án 9x4 là hợp lý quá rồi", bạn T.P chia sẻ.
"Đúng rồi, đã học là phải theo đúng trình tự từng bước. Nó khiến mình liên tưởng tới việc đổ H2SO4 đậm đặc vào nước chứ không thể đổ nước vào H2SO4 đậm đặc nước. Sửa là sửa cái tư duy thôi", bạn H.M chia sẻ.