Cứ vào thứ Sáu hàng tuần, Tiểu Ly lại bị đau bụng dữ dội. Bà ngoại đã phải gọi cha mẹ cô bé về để đưa đi bệnh viện. Thế nhưng, bác sĩ cũng tuyên bố: Không thể chữa khỏi...

00:00 05/11/2019

Ngày nay, rất nhiều cha mẹ bận rộn với cuộc sống mưu sinh mà không thể dành thời gian >chăm sóc con cái được. Họ giao phó cho ông bà và trường học, chỉ đều đặn gửi tiền và những món đồ chơi liền nghĩ mình rất có trách nhiệm. Khi đó, có thể đứa trẻ sẽ được đảm bảo về vật chất cũng như điều kiện sống hơn nhưng sự thiếu vắng tình thương, hơi ấm từ cha mẹ tạo nên một cảm giác mất mát trong trái tim chúng.

Tiểu Ly là một cô bé 5 tuổi. Vì bố mẹ rất bận rộn, thế nên đã gửi con gái về quê sống cho bà ngoại chăm sóc. Bà rất tốt bụng, hiền lành nhưng đã lớn tuổi thế nên không thích sự ồn ào, cũng không hào hứng tham gia bất kì hoạt động gì cùng cháu nhỏ.

(Ảnh minh họa)

Bà ngoại Tiểu Ly tuổi đã cao, việc chăm sóc bản thân đã rất khó khăn, giờ lại phải "đèo bòng" thêm 1 đứa trẻ 5 tuổi thật sự rất vất vả. Mỗi buổi sáng, bà phải thức dậy sớm để chuẩn bị đồ ăn sáng cho cô cháu gái. Sau đó bà sẽ đánh thức, cho Tiểu Ly ăn rồi đưa cô bé đến trường mẫu giáo.

Khi trở về, bà phải giặt quần áo cho trẻ em, dọn dẹp nhà cửa, làm vườn và nhiều việc không tên khác. "Tôi phải đón cháu vào lúc ba hoặc bốn giờ chiều, rồi nấu bữa tối cho 2 bà cháu. Gần như không có nghỉ ngơi suốt 1 ngày" - Bà ngoại kể.

Tiểu Ly trên thực tế cũng không thích thú gì việc phải về quê ở với bà của mình. Cô bé cảm thấy rất nhàm chán. Sau khi trở về từ trường mẫu giáo, những đứa trẻ khác có thể được cha mẹ dẫn đến khu vui chơi, nhưng bà ngoại già và yếu liền trực tiếp đưa cô bé về nhà. Thú vui duy nhất sau giờ học của Tiểu Ly là TV và chiếc điều khiển để chuyển kênh tùy hứng.

Cuộc sống buồn tẻ ấy cứ thế chảy trôi. Cho tới một ngày thứ Sáu nọ, Tiểu Ly đột nhiên nói rằng mình bị đau bụng. Bà ngoại sợ hãi khi thấy cháu gái quằn quại liền nhanh chóng gọi bố mẹ của cô bé. Sau khi bố mẹ đến, bụng của Tiểu Ly lại trở nên bình thường.

Nhưng hàng tuần, cứ tới ngày thứ Sáu, Tiểu Ly lại khóc mếu vì đau bụng. Bà ngoại lại lo lắng gọi điện cho con gái và con rể. Và điều kỳ lạ là mỗi khi bố mẹ trở về, bụng của Tiểu Ly lại ổn.

Bà ngoại lo lắng rằng Tiểu Ly có vấn đề với cơ thể nên yêu cầu cha mẹ cô bé đưa đi khám bác sĩ. Kết quả là sau khi kiểm tra tổng thể, bác sĩ không tìm thấy sự bất thường nào. Ông ấy yêu cầu bố mẹ Tiểu Ly vào phòng riêng để nói chuyện. Lúc này, vị bác sĩ mới bảo: "Tôi không thể chữa khỏi bệnh cho con các vị, chính anh chị phải tự mình giúp cô bé!"

Hóa ra Tiểu Ly không hề có vấn đề gì về >sức khỏe. Cô bé chỉ tìm 1 cái cớ để cha mẹ trở về thăm và được ở bên họ nhiều hơn.

Tầm quan trọng của cha mẹ đối với sự phát triển của con trẻ như thế nào?

1, Khiến con trẻ có cảm giác an toàn

Ngay từ khi sinh ra, bác sĩ sản khoa nên khuyên mẹ ôm con vào lòng, điều này sẽ giúp củng cố mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái và tăng cảm giác an toàn cho chúng.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, được ở bên cha mẹ khiến con trẻ có cảm giác an toàn nhất, điều này hoàn toàn liên quan đến di truyền. Các gen của trẻ được sao chép ở bố mẹ và thứ tự của các gen này rất giống nhau. Và điều đó sẽ mang đến cho cơ thể cảm giác tương tự.

2, Giúp trẻ tự tin hơn

Những đứa trẻ ít nhận được sự quan tâm từ cha mẹ sẽ thường rụt rè, nhút nhát, dễ sợ hãi. Thậm chí, chúng còn nảy sinh cảm giác tự ti, không thấy mình xứng đáng với tình yêu.

3, Gia tăng hạnh phúc

Đối với trẻ em, được ở bên cha mẹ là điều hạnh phúc nhất. Đại học Geneva - Thụy Sĩ cũng đã thử nghiệm lưu lượng máu và sóng não ở những đứa trẻ khi ở cùng và không ở cùng cha mẹ. Kết quả chỉ ra rằng đứa trẻ ở với bố mẹ có sóng não ổn định, lưu lượng máu bình thường và các cảm xúc tích cực duy trì lâu hơn.

Theo M52/ Tổ Quốc