Sự xuất hiện của một thiên thần bé nhỏ trong nhà thực sự là trải nghiệm và thử thách lớn đối với các cặp vợ chồng trẻ. Bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều trở ngại, nhiều điều mới lạ chưa từng diễn ra.
Trong những tháng đầu tiên sau khi em bé chào đời, não bộ (nhất là của người mẹ) rất dễ bị kích động và căng thẳng vì những suy nghĩ, lo lắng liên quan tới sự an toàn của con.
Đừng quá lo lắng về giấc ngủ
Mối lo ngại này có thể đến từ tiếng khóc của trẻ, hàng tá lời khuyên vô ích, rồi thời gian dài bị cô lập, sống xa cách với xã hội bên ngoài… Tất cả những thứ này chính là tác nhân khiến các ông bố, bà mẹ cảm thấy lo lắng quá mức.
Tuy nhiên, bạn chỉ cần đảm bảo mình đang >chăm sóc con tốt và cẩn thận như mình lo cho chính bản thân mình, cho dù điều này thực sự dễ nói hơn làm.
Tất nhiên, mọi nỗ lực cũng chỉ nhằm đảm bảo em bé của bạn có một giấc ngủ ngon, nhưng bạn cũng cần phải chú ý tới cả giấc ngủ của chính mình.
Bởi cách bạn nghĩ và cảm nhận về giấc ngủ của bản thân và em bé đóng góp một phần rất quan trọng vào giấc ngủ của bạn và con. Người lớn chúng ta thường đánh giá thấp thời lượng giấc ngủ cũng như tác động xấu của việc thiếu ngủ lên các chức năng bình thường của cơ thể.
Tuy nhiên, có thể bạn không hề biết, nếu người lớn (kể cả những bố mẹ trẻ tuổi) gặp vấn đề về giấc ngủ, thì hay được khuyên là nên có những thay đổi không chỉ cách nghĩ, mà cả hành vi liên quan tới giấc ngủ. Những thay đổi này có thể bao gồm:
Cẩn trọng trong thói quen uống cafe
Tránh ánh sáng xanh từ TV hoặc laptop khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ
Ngủ khi thấy mệt
Tỉnh dậy và làm gì đó thư giãn khi không thể chìm vào giấc ngủ sau 20’ lên giường
Sáng nào cũng ngủ dậy vào cùng một thời điểm
Nếu bạn cảm thấy lo lắng, tức giận hoặc áp lực với việc bị con làm cho tỉnh giấc lúc nửa đêm, vậy thì sẽ rất khó để bạn có thể giao tiếp và hiểu con đang muốn gì.
Không chỉ có vậy, độ nhạy cảm của bố mẹ với trẻ cũng bị suy giảm nếu bố mẹ ở trong trạng thái lo lắng, tức giận hoặc áp lực; Bạn sẽ nhận thấy con dễ chìm vào giấc ngủ hơn nếu bạn đủ nhạy cảm với cảm xúc của con.
Tuy nhiên, những hành động như: Luôn ở nhà, bên cạnh trẻ để đảm bảo bé ngủ tại duy nhất một vị trí, khiến trẻ quen với một thói quen nhất định... nhằm tạo thói quen tốt cho giấc ngủ của trẻ, thì lại gây ra sự khó khăn trong việc ngủ của bố mẹ.
Sống tích cực hơn
Không chỉ có vậy, chúng còn khiến người mẹ có cảm giác bị cô lập và không được hỗ trợ vì suốt ngày phải ở nhà xoay sở một mình với em bé mới sinh.
Thay vì làm như trên, bạn có thể: Đưa con ra ngoài với mình: Bạn có thể cùng con tập thể dục, hít thở không khí trong lành và tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Đây là những hoạt động rất có ích cho việc chống lại chứng trầm cảm sau sinh, đồng thời cũng giúp bạn và bé duy trì, cải thiện >sức khỏe.
Đừng chỉ chú tâm lên kế hoạch cho các hoạt động một ngày theo lịch trình của bé, hãy cố gắng lên lịch dựa trên những nhu cầu cá nhân của bạn.
Lưu ý, việc giúp con tự xoay sở bằng cách cho con vào phòng tối hoặc phòng riêng sẽ không đem đến lợi ích tốt cho bạn cũng như cho đồng hồ sinh học của bé.
Mấu chốt để có thể cùng bé trải qua những giây phút tận hưởng cuộc sống nằm ở việc bạn phải học cách dành từng khoảnh khắc nhỏ nhất với trẻ, chú ý tới trẻ và cùng trẻ vui đùa.
Những hoạt động đơn giản như đi đến các cửa hàng, công viên, quán cà phê hoặc bảo tàng có thể sẽ là điểm nhấn tích cực trong một ngày của bạn và bé đấy.
Bởi tất cả những vấn đề liên quan tới sức khỏe tinh thần đều cần có những hỗ trợ đặc biệt, vì chúng ta sẽ phải trải qua những thời điểm áp lực, chán nản, do vậy những công cụ hỗ trợ về mặt tinh thần như trên chắc chắn sẽ khiến bạn và bé cảm thấy ổn hơn.
Khi phải đối mặt với những tình huống mang tính thách thức, não bộ của chúng ta sẽ phải hoạt động hết công suất để có thể tìm ra giải pháp thích hợp. Một vài trong số đó có thể có ích và ngược lại
Nếu bạn nhận thấy tâm trí mình đang bị bủa vây bởi những suy nghĩ tiêu cực, hãy cố gắng xua chúng đi và thay vào đó bằng những suy nghĩ tích cực.
Nếu điều này quá khó khăn với bạn, hãy bày tỏ lòng biết ơn với những điều mình đang có, ví dụ: “Mình mệt mỏi quá, nhưng mình lại có một đứa con xinh xắn để yêu thương và cùng con tận hưởng những ngày tháng tươi đẹp như bây giờ. Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi, chắc chắn mình sẽ vượt qua những ngày tháng khó khăn này.”
Thay đổi các mối quan hệ hiện tại
Còn trong trường hợp những phương pháp như trên cũng không ăn thua gì với bạn, hãy thử thay đổi các mối quan hệ hiện tại theo chiều hướng tích cực thay vì chấm dứt chúng xem sao, đó cũng là cách giúp bạn giảm bớt được gánh nặng đè lên vai mình.
Thiền cũng là một bài tập hiệu quả giúp bạn thay đổi cách nhìn về các mối quan hệ xung quanh cũng như khiến tâm trí trở nên thoải mái hơn.
Bạn có thể tìm đọc những cuốn sách hay nói về thiền để tích lũy kinh nghiệm, nhưng trước hết bạn cần hiểu rõ giá trị làm cha mẹ của mình là gì.
Khi cảm thấy những suy nghĩ tiêu cực bắt đầu xâm chiếm đầu óc, đừng cố gắng chống lại chúng, thay vào đó hãy chấp nhận và từ từ gạt chúng sang một bên.
Cố gắng đừng dành thời gian nghĩ tới chúng mà hãy tận hưởng hiện tại và những điều vui vẻ bạn đang có. Bởi: “Làm cha mẹ đem đến giá trị chứ không phải các rắc rối” vậy nên hãy học cách chấp nhận khó khăn, tận hưởng những niềm vui để hành trình làm cha mẹ luôn tràn ngập kỷ niệm hạnh phúc!