Chuyên gia nuôi dạy con Alan Kazdin cho rằng việc cha mẹ la mắng con, đánh con sẽ gây tổn thương tâm lý con trẻ. Vì thế cha mẹ cần có cách giáo dục phù hợp.

13:00 13/12/2019

Tại sao hình phạt lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý con trẻ?

Sau nhiều năm nghiên cứu tâm lý trong việc >nuôi dạy con cái và qua kinh nghiệm làm mẹ của chính mình, chuyên gia Alan Kazdin cho rằng hình phạt không có tác dụng.

Trong khi việc phạt con có thể khiến phụ huynh nguôi ngoai cơn bực tức nhưng nó không hề thay đổi hành vi của một đứa trẻ. Ngược lại, việc cha mẹ la mắng con, đánh con sẽ gây tổn thương tâm lý con trẻ.

Cha mẹ sử dụng hình phạt gây tổn thương tâm lý trẻ (Ảnh minh họa)

Gây tổn thương tâm lý

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ bị cha mẹ trừng phạt (ví dụ như đánh đòn) có nhiều khả năng quy kết ý định thù địch và hành xử hung hăng trong các tương tác xã hội. Kỷ luật bằng lời nói khắc nghiệt như la hét cũng có thể gây hại về sau, làm tăng nguy cơ trẻ mắc hành vi sai trái ở trường, nói dối cha mẹ, ăn cắp và đánh nhau.

Khuyến khích hành vi tự cho mình là trung tâm

Trừng phạt trẻ em tập trung vào hậu quả mà chúng phải chịu hơn là cách hành vi của chúng ảnh hưởng đến người khác. Điều này ngăn cản trẻ phát triển các kỹ năng trí tuệ cảm xúc thiết yếu như sự đồng cảm và nhận thức xã hội.

Làm thế nào để nuôi dạy con trở thành người tốt mà không cần sử dụng hình phạt?

Giao tiếp với con và giúp con hiểu tại sao hành vi của con không được chấp nhận là chìa khóa quan trọng nhất để nuôi dạy con trở thành người tốt. Nhưng bạn cần phải cân nhắc cẩn thận những từ bạn sử dụng và cách bạn sử dụng chúng.

Giả sử con bạn để một đống đồ chơi lộn xộn khắp sàn phòng khách, thay vì la mắng con, bạn có thể thảo luận với con xem việc này có tốt không sau khi cả hai đồng ý rằng bé có thể chơi với một điều kiện, bé sẽ sắp xếp đồ gọn gàng sau khi chơi xong.

Những câu quát mắng gây tổn thương trẻ

Không nên nặng lời với trẻ như: “Mẹ không muốn con để lại một mớ hỗn độn như thế nữa”. Khi trẻ cảm thấy mình bị ra lệnh, chúng có nhiều khả năng chống lại việc người lớn bảo phải làm gì.

“Nếu con không dọn những thứ này ngay lập tức, mẹ sẽ không cho con xem ti vi!”. Các mối đe dọa gây ra sự kháng cự, làm cho một đứa trẻ cảm thấy bị ép buộc và thao túng. Mặc dù nó có thể hoạt động trong thời điểm này, nhưng nó vẫn có khả năng gây ra sự phẫn nộ và khiến trẻ ít có khả năng hợp tác trong tương lai.

Thay vào đó, hãy cho phép con bạn thực hiện các thay đổi từ trong ra ngoài. Hãy nhẹ nhàng, không biểu lộ bất kỳ dấu hiệu giận dữ nào, giải thích hành vi không thể chấp nhận được của con khiến bạn cảm thấy như thế nào.

Theo Thùy Linh/ Gia đình Việt Nam