Nhiều lần bị chồng đánh đập nhưng chị Zhang đã không quyết tâm dứt bỏ, để rồi tai họa đau lòng lại đổ vào đầu đứa trẻ mới 6 tuổi.

00:00 13/11/2019

Cô Zhang (Trung Quốc) cùng chồng Lumou đã kết hôn được vài năm và có cô con gái đáng yêu Xiao Xin (hiện 6 tuổi). Được biết, trước khi đến với chị Zhang, anh Lu đã có 2 cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Vì vậy, Zhang hiểu rằng chồng mình là một người đàn ông như thế nào, anh có nhiều thói xấu, nghiện rượu. Chị luôn phải cố gắng làm hài hòa mọi thứ nhất để gia đình được yên ấm. Tuy nhiên, mỗi lần uống rượu say, Lu thường ít khi đi ngủ mà dở thói bạo hành, đánh đập Zhang bầm tím hết cả người.

Không thể chịu đựng được thói vũ phu của chồng, khi con gái lên 2 tuổi, Zhang đã từng đề nghị ly hôn nhưng vì không có khả năng tài chính, cô không có quyền nuôi con gái. 1 năm sau khi ly hôn, vì quá lo lắng cho con gái nên Zhang quyết định về sống chung lại với Lu.

Sau tái hôn, mặc dù Lu không còn bạo lực, đánh đập chị Zhang nữa nhưng tình trạng uống rượu say vẫn tiếp diễn. Nhưng điều khiến bà mẹ cảm thấy đáng quan tâm, đau đầu nhất là chồng chị có thói vô tư xem phim người lớn trước mặt con gái.

Mọi thứ dường như quá nghiêm trọng nhưng Zhang quá yếu đuối, không nhân ra. Đỉnh điểm vào một ngày nọ, khi Zhang đi mua sắm và chỉ có hai bố con ở nhà. Khi cô về tới nhà đã vô cùng sốc khi con gái của mình mặc quần nhưng không mặc đồ lót. Vô cùng tức giận và lo sợ, người mẹ đã ngay lập tức đưa con gái đến bệnh viện.

Nhân lúc vợ không ở nhà, ông bố đã làm chuyện tày trời với con gái ruột. (Ảnh minh họa)

Kết quả khiến chị gục ngã, Xiao Xin mới chỉ 6 tuổi nhưng đã bị tổn thương bộ phận sinh dục. Sau khi bị vợ tố cáo và cảnh sát điều tra, Lu thừa nhận những gì anh ta đã làm với con gái.

Bản thân cô bé 6 tuổi lại không hiểu chuyện gì xảy ra với mình. Bé chỉ cho biết rằng không thích bố của mình vì bố luôn làm những điều xấu, bố cãi nhau với mẹ, bố thích ném đồ đạc. Đặc biệt, khi nhìn thấy mặt Lu, Xiao Xin sợ hãi và từ chối gặp mặt.

Phóng viên có cuộc trò chuyện với bé Xiao Xin sau khi sự việc vỡ lở. Cô bé tâm lý vẫn chưa ổn định.

Để cho con gái quên đi nỗi đau, Zhang đã đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý. Trong suốt quá trình điều trị, cô bé liên tục nói sợ bố và mẹ cãi nhau nhưng họ luôn làm thế trước mặt bé.

Sau khi sự việc này được chia sẻ lên mạng xã hội, mọi người vô cùng tức giận. Họ đều nói rằng Lu thực sự là một gã chồng, ông bố xấu xa và đầy rẫy tội ác. Với chính con đẻ của mình mà hắn cũng có thể làm thế. Thậm chí Lu còn không có biểu hiện ăn năn, hối hận vì không chịu chuyển giao một chút tài sản nào cho mẹ con chị Zhang. Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng còn chỉ trích Zhang vì chị quá yếu đuối, quá thiếu trách nhiệm với con gái nên mới xảy ra cơ sự đó.

Nguy hại khi cha mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con

Việc cha mẹ to tiếng trước mặt con không những là một hành động không đẹp mà còn gây ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho con trẻ. Hành động này diễn ra liên tiếp sẽ vô tình hướng con bạn tới nhận định cách giải quyết vấn đề tốt nhất đó là hãy to tiếng với nhau. Đối với những đứa trẻ yếu ớt, hành động cãi nhau thường xuyên của cha mẹ có thể gây sang chấn tâm lý, ảnh hưởng lâu dài tới tới trẻ.

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi vào phòng thí nghiệm đúng giờ đi ngủ và dùng công nghệ cộng hưởng từ để ghi lại hoạt động của não bộ. Các bé thuộc những gia đình có mức độ xung đột khác nhau, từ nhẹ tới kéo dài.

Những trẻ thường xuyên chứng kiến bố mẹ cãi nhau thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp bốn lần so với những trẻ khác.

(Ảnh minh họa)

Nghiên cứu chỉ ra rằng, bố mẹ nên tránh cãi vã trước mặt con cái để bảo vệ >sức khỏe tâm thần cho trẻ. Theo các chuyên gia, những mâu thuẫn giữa cha mẹ đôi lúc không gây ra tác hại ngay lập tức, nhưng có ảnh hưởng xấu trong việc hình thành nhân cách của trẻ.

Nhiều trẻ phản ứng lại bằng cách tỏ ra hung hãn, dễ gây hấn, kích động ở những môi trường khác. Còn khi ở nhà, trẻ lại rơi vào trạng thái khép kín, chống đối,... Nếu mâu thuẫn giữa cha mẹ có liên quan đến trẻ, bé cho rằng mình là nguyên nhân gây ra sự bất hòa giữa cha mẹ. Tình trạng này kéo dài gây nên sự mất cân bằng trong tâm lý của trẻ. Bé dễ có cái nhìn lệch lạc trong mối quan hệ với những người xung quanh.

Tuy nhiên, không phải tất cả những mâu thuẫn giữa cha mẹ đều làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ. Trong chừng mực nào đó, việc tranh cãi giữa cha mẹ trở thành một cách giáo dụ giúp trẻ hình thành nguyên tắc giải quyết vấn đề.

Vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên đối với bậc cha mẹ

Không phải bất cứ đề tài nào bạn cũng có thể tranh luận trước mặt con, nhất là những vấn đề nhạy cảm trong quan hệ vợ chồng hoặc những chuyện liên quan đến việc giáo dục bé; Cả hai cần ý thức về những hành vi của mình trong lúc tranh luận; Ngăn chặn nguy cơ căng thẳng. Trong trường hợp xảy ra bất đồng trước mặt trẻ, bạn nên cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất cảm xúc của mình, vì con.

Đặc biệt, các ông bố không nên có hành động hung hãn, thô bạo trước mặt trẻ. Tất cả những hành động ấy sẽ để lại trong đầu và bé sẽ học theo. Ngược lại, cha men cần phải có thái độ tích cực hòa ngay cả trong lúc tranh cãi. Nếu mâu thuẫn chưa thể giải quyết được, một trog hai người phải đề nghị tiếp tục trao đổi với lúc khác.

Theo Chi Chi/ Eva/ Khám Phá