Làm cha mẹ là công việc khó nhất trong tất cả, bởi sai lầm của chúng ta có thể để lại hậu quả lâu dài ngay cả khi con trưởng thành.
Dưới đây là 10 sai lầm phổ biến phụ huynh thường mắc phải khi >nuôi dạy con theo các chuyên gia tâm lý học gia đình.
1. Quyết định thay con
Con cần có quyền và không gian để quyết định và lựa chọn. Khi chúng ta không có cảm giác được kiểm soát cuộc đời mình, chúng ta sẽ bị căng thẳng và lo âu.
Cha mẹ không nên áp đặt cho con những lời khuyên không cần thiết và giới hạn sự lựa chọn của con. Thay vào đó, hãy khuyến khích con đưa ra lựa chọn riêng mình và luôn ở bên con khi con cần sự hướng dẫn của cha mẹ.
2. Chỉ trích và so sánh
Cha mẹ hay phê bình, chỉ trích con có thể ảnh hưởng xấu đến sự tự tin của con, khiến con cảm giác như người ngoài trong nhà.
Các chuyên gia tin rằng những câu nói bắt đầu bằng "Sao con không được như...", "Vì sao con cứ..." có thể ảnh hưởng tâm lý của trẻ về lâu dài.
3. Không cho con mắc sai lầm
Chúng ta thường học được nhiều từ những sai lầm. Khi cha mẹ bao bọc và không cho con mắc sai lầm, chúng ta đang tước đi cơ hội cho con đối mặt với những hậu quả từ lựa chọn và hành vi của con.
4. Nói nhiều hơn lắng nghe
Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng khi làm cha làm mẹ. Đôi khi chúng ta vội vàng "lên lớp" con cái khi có chuyện xảy ra thay vì nghe con giải thích.
Biết lắng nghe con là dấu hiệu của tình yêu và sự ủng hộ. Hãy hỏi con "Điều gì" và "Như thế nào" thay cho "Tại sao" để khuyến khích trẻ dám nói ra vấn đề của mình. Từ đó bạn có thể tìm cách giải quyết tốt nhất.
5. Để con trốn tránh trách nhiệm
Một số cha mẹ tin rằng nhiệm vụ của con trẻ chỉ có học và chơi mà thôi, họ không bắt ép con làm việc nhà hay động bất cứ công việc chân tay nào.
Thực tế, cha mẹ nên khuyến khích con trẻ làm việc nhà phù hợp theo từng độ tuổi. Điều này giúp trẻ trưởng thành có trách nhiệm hơn.
6. Nhắm mắt cho qua những vấn đề của con
Con bị điểm kém hay học hành không tập trung có thể không phải do con lười hay thiếu động lực.
Các vấn đề liên quan tới chức năng điều hành và ghi nhớ cùng các vấn đề >sức khỏe thể chất, tinh thần có thể là nguyên nhân khiến trẻ học kém mà cha mẹ không nên bỏ qua.
7. Kỳ vọng sự hoàn hảo
Cha mẹ có thể hy vọng những điều tốt đẹp nhất cho con, tuy nhiên áp đặt kỳ vọng quá cao ở con sẽ có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ.
Cha mẹ cần nhận ra rằng con bạn không thể xuất sắc nhất trong mọi lĩnh vực. Thay vì bắt con phải luôn tốt hơn người khác, hãy tập trung vào những thành tựu con đã đạt được và giúp con cải thiện kỹ năng của mình.
8. Cha mẹ phân vai để dạy con
Nhiều cha mẹ sẽ đóng vai thiện, vai ác, một người tỏ ra mềm mỏng còn một người nghiêm khắc hơn để dạy con.
Tuy nhiên trên thực tế cách tiếp cận này không giúp ích gì mà chỉ gây thêm rắc rối.
Khi đó cha mẹ là người phải thỏa hiệp với nhau thay vì khuyến khích trẻ cố gắng đạt được sự đồng ý của cả cha mẹ.
9. Làm giúp con những việc con có thể tự làm
Để con tự làm việc của mình là cách nuôi dạy con trở nên độc lập và quyết đoán hơn. Nếu bạn là kiểu cha mẹ thường làm rất nhiều việc cho con, hãy thử áp dụng mẹo dưới đây.
Viết ra những việc bạn đã làm cho con trong tuần.
Cuối tuần đó, gạch bỏ những việc con có thể tự làm và không làm tiếp nữa.
Khoanh tròn những việc con có thể làm một phần và để cho con làm phần đó.
Tiếp tục giúp đỡ con với những việc còn lại.
Không làm như những gì bạn dạy con
Khi bạn nói dối, nói xấu người khác hay đóng vai nạn nhân dù trước đó bạn đã dạy con không được làm những việc này, nó cho thấy bạn thiếu nhất quán. Hãy làm tấm gương mẫu mực cho con cái và can đảm nhận lỗi nếu bạn mắc sai lầm.