Đừng để hành vi sai lầm của mẹ trở thành một công cụ cản trở sự phát triển trí tuệ của con.

13:30 10/05/2018

Mỗi phụ huynh đều muốn con mình trở nên tài năng và thông minh. Tuy nhiên, trong cuộc sống, một số hành vi của cha mẹ có xu hướng làm cho trẻ em trở nên kém thông minh

Đặc biệt, 6 thói quen nuôi dạy này, cha mẹ nên cân nhắc và dừng lại ngay trước khi quá muộn.  

Để con ăn thật nhiều, thật no

Nhiều bậc cha mẹ tin rằng con càng ăn nhiều thì càng lớn, cơ thể càng tốt hơn. Chẳng thế mà người ta hay chúc con “hay ăn chóng lớn”. Thậm chí khi đứa trẻ đã ăn đủ, cha mẹ vẫn tiếp tục nhồi nhét vì cho rằng con chưa no.  

Hành vi này thực sự rất không khoa học.

Nếu trẻ em ăn quá nhiều, tinh thần con sẽ trở nên uể oải, lười nhác, não cũng hoạt động chậm lại.  Theo thời gian, trẻ em ăn quá nhiều có thể khiến các tế bào não bị lão hóa sớm, suy giảm tinh thần, điều này cực kỳ bất lợi cho sự tăng trưởng của trí tuệ.

Vì vậy, cha mẹ hãy chắc chắn sắp xếp cho con một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, giúp con có đủ minh mẫn, >sức khỏe nhằm đáp ứng những thách thức của việc học tập.

Để con thức khuya

Người lớn nên có ý thức mạnh mẽ về việc trẻ thức khuya. Ngủ muộn sẽ khiến  trạng thái tinh thần ngày hôm rất yếu kém, đờ đẫn. Người lớn còn như vậy, trẻ em ở độ tuổi phát triển còn có hại hơn.

Đừng bao giờ ép con thức khuya làm bài tập rồi sáng hôm sau lại dậy từ 6 giờ để đến trường. Nghiên cứu khoa học cho thấy thiếu ngủ sẽ đẩy nhanh sự suy giảm các tế bào não và giảm tốc độ hoạt động của não.  Vì vậy, cha mẹ không nê tạo cho con cái quá nhiều áp lực học tập. Nghỉ ngơi tốt và ngủ đủ giấc là bước đầu tiên để đảm bảo tình trạng học tập ở trường của con.

Thường xuyên khiển trách con

Trong cuộc sống, nhiều bậc cha mẹ rất nóng tính, cứ thấy con làm gì không đúng ý là ngay lập tức mắng mỏ, kêu ca, phàn nàn.

“Con viết chậm thế, mẹ không thể chịu nổi”

“Con thử làm vỡ bát xem, mẹ sẽ cho con ăn đòn”…

Những đứa trẻ thường xuyên bị khiển trách có thể gặp phải những tác động tâm lý đáng lo ngại, lòng tự trọng giảm sút và luôn cảm thấy mệt mỏi. Nghiêm túc mà nói, việc thường xuyên bị mắng thậm chí có thể gây ra các vấn đề trong hệ thần kinh, khiến bộ não con phản ứng ngày một chậm hơn.

 

Nói “Sao con dốt thế!”

Gieo hạt giống thế nào, thu hoạch được cây đó. Sự thật hiển nhiên ai cũng biết nhưng nhiều cha mẹ Việt vẫn bỏ qua. Hầu hết cha mẹ đều cảm thấy thỉnh thoảng lỡ nói những câu mắng mỏ, xúc phạm con khi con còn nhỏ là không sao cả, con sẽ quên ngay.

Tuy nhiên, khái niệm này rất sai.

Một nhà tâm lý học trẻ em đã từng nói rằng khi các kiểu suy nghĩ của trẻ dần dần hình thành, trẻ sẽ có phản ứng mạnh mẽ với ngôn ngữ xung quanh. Những trò đùa, những lời nói chê bai của người lớn cũng có thể làm tổn thương sâu sắc trái tim con

Nếu cha mẹ luôn luôn nói với đứa trẻ, "Sao con dốt thế" và "Làm thế nào mà con dốt thế nhỉ", Đứa trẻ sẽ dần dần chấp nhận khái niệm này và nghĩ mình “dốt” thật.

Theo thời gian, con trở nên nghi ngờ bản thân và trở nên tự ti, không muốn cố gắng.

Bắt con đi học sớm

Ngày nay, các bậc cha mẹ hầu hết đều có tâm lý sợ con thua thiệt với bạn bè ngay từ vạch xuất phát nên thi nhau cho con đi học sớm, “khởi động sớm”. Một số đứa trẻ mới 5 tuổi đã học hết chương trình lớp 1, chưa khai giảng đã học hết sách giáo khoa đến…học kỳ 2. Tuy nhiên, ít ai từng nghĩ về việc liệu con có thể tiếp thu được hay không.

Nghiên cứu khoa học cho thấy mức độ học tập và nhận thức của trẻ em không ngừng gia tăng theo độ tuổi. Nếu trẻ tiếp xúc với kiến ​​thức khó từ quá sớm, con sẽ cảm thấy mệt mỏi, quá tải. Theo thời gian, con có thể mất hứng thú với việc học và mất tự tin vào bản thân.

Từ chối nỗ lực của con

“Con không xếp được hình này đâu, ra đây để bố xếp cho”

 “Con làm chậm quá, tránh ra mẹ làm cho nhanh nào!”

Nhìn thấy những câu nói này, cha mẹ có thế quen? Có ai thường nói với con mình?

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ thường ngăn cản mong muốn tự làm của con vì cho rằng trẻ còn bé, ít kinh nghiệm. Ít ai quan tâm những lời nói này đã làm giảm đi sự quan tâm của trẻ đối với việc học tập, khám phá. Dần dần, trẻ sẽ bắt đầu từ bỏ bản thân và khi gặp phải rắc rối, con cũng không buồn suy nghĩ mà hỏi ngay mẹ cách làm.

Chỉ có bằng cách thường xuyên tư duy, con mới trở nên thông minh hơn. Ngược lại, không suy nghĩ sẽ đẩy nhanh sự thoái hóa của bộ não, trẻ thông minh cũng trở nên dốt đi. Vì vậy, để làm cho trẻ thông minh hơn, cha mẹ không nên cản trở việc để con tự do khám phá. Cha mẹ chỉ cần ở bên cạnh để hỗ trợ con khi cần thiết là đủ.

 

 

Theo Hạ Mây/Eva/Khám Phá