Người Do Thái có những cách dạy con rất hay giúp trẻ tự chủ, độc lập, tôn trọng mọi người...
1. Học là học, chơi là chơi
Người Do Thái luôn dạy con khi chơi là phải chơi hết mình, không được nửa vời. Còn khi đã đến giờ học thì phải tập trung, không được phép làm những thứ khác. Trẻ em Do Thái thấm nhuần những lời dạy đó nên khi làm việc gì, bất kể dù chơi hay học, chúng đều làm một cách nghiêm túc và rất tập trung để làm cho tốt.
2. Không ngăn cản hoặc tỏ ra lo lắng khi con chơi bị vấy bẩn
Nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt là ở một số nước châu Á rất khó chịu khi con chơi xong mà quần áo, thân thể lấm lem, bẩn thỉu. Nhưng với người Do Thái, họ coi việc đó là chuyện bình thường. Trẻ con thì phải thế, vui chơi phải lấm lem. Nếu không đồng nghĩa với việc người lớn đã cướp mất tuổi thơ của các em.
3. Tôn trọng người già và yêu trẻ nhỏ
Từ nhỏ, trẻ em Do Thái đã được giáo dục phải biết tôn trọng gia đình, chủ động giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. Bài học này được các bậc cha mẹ liên tục đề cập từ khi con cái còn rất nhỏ để các bé thấm nhuần tư tưởng.
4. Tự làm mọi thứ một mình
Muốn đạt được điều gì đó, bạn phải nỗ lực và đó chính là bài học mà người Do Thái muốn con hiểu. Vì thế, ngay từ nhỏ trẻ em Do Thái đã tự làm mọi thứ một mình phù hợp theo từng độ tuổi. Bố mẹ sẽ chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, khuyến khích con và để con chủ động hoàn thành công việc được giao.
5. Nuôi dưỡng sự tự chủ của con
Tính kiểm soát và bản năng tự nhiên của trẻ là hai thứ không thể tách rời. Xét về mặt kiểm soát, người Do Thái dạy con đến nơi đến chốn. Theo cách giáo dục của họ, khi trẻ đang muốn chơi mà chúng ta bắt con làm việc mà chúng không muốn thì tốt hơn hết cứ để cho con chơi thoải mái sau đó mới giao việc cho con.
Nhưng khi đã được giao việc mà con không chuyên tâm làm thì phải chịu hình phạt theo quy định mà cha mẹ đã giao kèo với con trước đó. Cách giáo dục này là giúp cho con biết tự chủ bản thân, biết chịu trách nhiệm với những quyết định và lựa chọn của mình.
6. Khen ngợi con
Khi trẻ làm việc, người Do Thái luôn biết cách khuyến khích và khen ngợi con cho dù kết quả có như thế nào. Bởi họ coi trọng sự nỗ lực trong cả quá trình hơn là chỉ nhìn vào thành tích sau cùng.
Việc khen ngợi này là nguồn khích lệ tinh thần lớn với trẻ, tạo thêm động lực để trẻ làm những điều tốt hơn nữa. Những lời khen còn giúp trẻ sớm ý thức được về thành tựu và tương lai sẽ trở thành một người có ích.