Từ trước đến nay vẫn rất nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng những hành động này là không tốt, làm hại và ảnh hưởng đến cuộc sống của con nhưng thực ra lại rất tốt cho con

13:33 10/12/2020

1. Để trẻ tham gia vào một số trò chơi mạo hiểm

"Không được leo cao", "Đừng đi ra đó một mình" … Không có gì ngạc nhiên khi phụ huynh thường lo lắng nếu trẻ tham gia vài trò chơi mạo hiểm, nhưng liều lĩnh một chút, trẻ sẽ vừa hồi hộp, vừa phấn khích, và chúng đang kiểm tra giới hạn của mình.

Nếu nhìn về khía cạnh >sức khỏe, bất cứ trò chơi hay hoạt động nào cũng có thể gây ra thương tích. Các nhà khoa học cho biết, việc để trẻ trải nghiệm các trò chơi mạo hiểm không phải sự vô trách nhiệm trong nuôi dạy mà là cách giúp trẻ tăng cường hoạt động thể chất, kỹ năng xã hội, kỹ năng quản lý rủi ro, rèn luyện tính linh hoạt và sự tự tin.

2. Không trả lời ngay khi trẻ ngắt lời người lớn

Những đứa trẻ thường có thói quen cắt ngang đoạn hội thoại của bố/mẹ khi có việc cần thiết hoặc đôi khi chỉ là để gây sự chú ý. Nếu bạn trả lời ngay, trẻ sẽ không ý thức được việc mình vừa làm là mất lịch sự và tình trạng này lần sau sẽ tiếp diễn.

Việc lặng im và không trả lời ngay khi trẻ ngắt lời có vẻ khiến chúng trông tội nghiệp khi chờ đợi. Tuy nhiên, điều này giúp bạn nhắc nhở trẻ rằng cảm xúc và suy nghĩ của chúng quan trọng nhưng phải đợi người lớn cho phép mới được tham gia vào cuộc trò chuyện.

3. Không bắt con làm bài tập ngay sau khi về nhà

Tiến sĩ Vanessa Lapointe, chuyên gia về >nuôi dạy con cái người Mỹ, khẳng định việc này dẫn đến nhiều tác động tiêu cực hơn là lợi ích.

 

Trẻ đã trải qua một ngày dài ở trường, bạn nên để chúng tham gia vào các hoạt động không đòi hỏi quá tập trung và cần suy nghĩ nhiều để thư giãn đầu óc trước khi yêu cầu trẻ làm bài tập. Khi đầu óc được giải tỏa, việc học sẽ đơn giản và bớt căng thẳng hơn.

4. Không vội vàng tách con ra khỏi một đứa bạn không tốt

Các chuyên gia cho rằng việc trẻ làm bạn với một người thiếu tích cực có thể khiến nhiều phụ huynh vội vàng tách con mình ra.

Tuy nhiên, việc này không giúp trẻ nhận ra được nhiều điều, thậm chí tìm cách "lách luật". Tương tự câu chuyện của Jennifer, bạn nên đóng vai trò giám sát và dạy trẻ chịu trách nhiệm, từ đó thay đổi.

5. Nói chuyện với người lạ

Chúng ta thường dạy trẻ em tránh nói chuyện với người lạ thay vì dạy cho trẻ các kỹ năng phát hiện ra người xấu vốn chiếm số ít trong cộng đồng đa số là người tốt.

Vì vậy, trẻ em luôn không biết làm thế nào để tiếp cận một người lạ nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ, hướng dẫn hoặc hỏi đường khi cần.

Theo Minh Khuê/ Gia Đình Mới