Là những người làm cha mẹ đã bao giờ bạn tự hỏi liệu con có sợ điều gì ở cha mẹ hay sợ nhất điều gì từ cha mẹ không? Chắc hẳn sẽ rất nhiều người chưa biết đến điều đó.
1. Cha mẹ nổi cáu giận dữ
Thực ra, trẻ nhỏ cũng giống như những cây bút sáp màu, vừa xinh đẹp mềm mại, song, cũng đùa giỡn ương bướng. Nhiều khi cha mẹ gọi thúc giục nhiều lần mà đứa trẻ vẫn không nhúc nhích có phản ứng, sau một ngày làm việc mệt nhọc, gặp tình huống như vậy thì cha mẹ thường khó mà kìm nén được cảm xúc, liền lập tức giận dữ quát to lên
Đối với con trẻ, qυát to sẽ làm cho chúng hoảng sợ, trong khi sợ hãi trẻ sẽ tạm thời không có những hành vi khiến cha mẹ phiền lòng, thế nhưng sau đó cha mẹ sẽ khó có thể biết con muốn làm gì hay sẽ làm gì
2. Cha mẹ xem nhẹ những ưu điểm của con
Làm cha làm mẹ, ai cũng hy vọng con của mình những điều tốt nhất, luôn mong con mình trở thành người xuất sắc nhất. Nhưng mà, cũng ở trong mắ cha mẹ, con của mình luôn không tốt bằng con người khác.
Trong cuộc sống, cha mẹ ɫhường hay đem những mặt thiếu sót của con mình ra so sánh với những mặt tốt đẹp của những đứa trẻ khác, với ý định là kích thích con của mình để nó cố gắng đạt được như vậy, nhưng thực tế lại làm tổn thương đến tâm lý của con, có khi lại trở thành nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến con trẻ cả một đời.
3. Thiên vị , yêu thương các con không đồng đều
Bố mẹ thiên vị, làm cho con trẻ từ nhỏ lớn lên như một cái bóng thừa thãi trong mắt cha mẹ, cùng là con của cha mẹ, nhưng tiền tiêu vặt, quần áo, đi chơi… sẽ không giống nhau, việc này sẽ tạo thành một trở ngại trong tâm lý của con trẻ.
Rất nhiều nghiên cứu phát hiện, cha mẹ thiên vị sẽ tạo thành ảnh hưởng không tốt đối với tâm lý của trẻ, sẽ khiến cho trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, thậm chí là trẻ đã trưởng thành xuất hiện những vấn đề về hành vi tâm lý.
4. Cha mẹ cãi nhau
Phụ huynh thường cho rằng con trẻ còn nhỏ, cho nên giữa vợ chồng nói như thế nào, làm việc gì thì sẽ không ảnh hưởng gì đến con. Kỳ thực, có một số trẻ nhỏ với đôi mắt trong sáng của mình đã sớm ghi nhớ như in từng hành động và lời nói của cha mẹ.
Thậm chí, có một số gia đình, vợ chồng thường xuyên cãi nhau, to tiếng mắng chửi, thậm chí là động thủ đánh nhau, không khí gia đình thường lâm vào tình trạng căng thẳng, điều này sẽ tạo áp lực tâm lý cho con trẻ.
5. Cha mẹ thất hứa, không giữ chữ tín
Trẻ nhỏ rất ghét việc cha mẹ dễ dàng đồng ý nhưng sau đó lại thay đổi không giữ lời, nói nhưng không giữ uy tín, cứ như thể “nói cho có” với mình. Mất lòng tin đồng thời mất uy tín, cha mẹ nói lời nhưng không giữ lời.
Không những sẽ đánh mất niềm tin của con cái, còn ảnh hưởng không tốt đối với sự trưởng thành của con trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con.