Con cái chính là một người bạn đồng hành vô cùng thân thiết với cha mẹ. Chia sẻ, tâm sự những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống với con là điều cha mẹ nên làm. Thế nhưng có những điều cha mẹ tuyệt đối không nên chia sẻ với con.
1. Chia sẻ gánh nặng của mình với con
Thông thường, bạn sẽ nghĩ rằng chia sẻ với con những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, trong công việc hay trong một mối quan hệ nào đó là điều bình thường. Ngay từ khi mang thai bạn cũng có thể làm điều này.
Có thể đây còn là một trong những cách dạy con về cuộc sống hay đơn giản chỉ là cuộc nói chuyện hoặc cha mẹ chỉ “vô tình” tâm sự với con khi không biết nói cùng ai.
Bạn sẽ nghĩ, cách suy nghĩ của trẻ nhỏ rất đơn giản, có thể sẽ mau quên những điều người lớn vừa nói nhưng sự thật không phải vậy. Trẻ thường có những lối suy nghĩ riêng và đôi khi những điều mà cha mẹ tâm sự có thể tác động tiêu cực đến trẻ.
2. Những sai lầm của con trong quá khứ
Đã là con người thì ai cũng từng phải mắc sai lầm hay phạm lỗi không ít thì nhiều. Do đó việc nói với con về những sai lầm khi còn trẻ và cách để đối diện, vượt qua nó thư thế nào có thể là một bài học quý giá.
Tuy nhiên, đừng cố gắng chia sẻ với con quá nhiều thứ mà nên để con lớn lên một cách tự nhiên nhất theo bản năng của mình. Và để những vấp ngã ấy thành một thế giới ký ức tuổi thơ của riêng trẻ.
3. Sự kỳ vọng vào con quá lớn
Làm cha mẹ thì ai cũng muốn con mình sau này lớn lên sẽ thành người có địa vị trong xã hội. Vì thế mà bạn vô tư nhắc đi nhắc lại “tất cả mọi thứ cha mẹ đều dồn hết cho con nên con phải cố gắng”, “cha mẹ chỉ muốn được cảm thấy tự hào về con”…
Có thể đây là những câu nói để tạo nên động lực cho trẻ phấn đấu nhưng chúng lại trở thành những gánh nặng vô hình đè lên vai của con. Thay vì luôn thúc ép con phải đạt được mục tiêu nào đó, bạn nên cố gắng hỗ trợ con bằng những lời động viên thiết thực. Những sự kỳ vọng vào tương lai của con sau này hãy “cất’ nó ở trong lòng.
4. So sánh con với những đứa trẻ khác
Đây là điều cha mẹ không nên nói với con mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Không chỉ vô tình hay cố ý mà đôi khi cha mẹ lại đi so sánh con mình với con nhà người khác bằng những lời nói như: “Nhà bạn ấy nghèo nhưng sao bạn ấy lại học giỏi hơn con”, “con không giỏi bằng anh/chị”…
Theo suy nghĩ của người lớn điều này chỉ với mục đích giúp con biết cố gắng mà phấn đấu hơn. Nhưng nó lại làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ, khiến con sẽ ghét đứa bé mà cha mẹ đã so sánh hay cảm thấy bất mãn về chính bản thân mình.
Thậm chí nó còn gieo trong con sự oán hận sâu sắc và dẫn đến những hành động, suy nghĩ tiêu cực. Hậu quả của sự so sánh không chỉ đúng với trẻ con mà ngay cả người lớn đã trưởng thành cũng sẽ bị tác động. Do đó, cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều mà mình muốn nói với con.
5. Đổ lỗi cho con
Ngay khi nhận thấy những điều không hài lòng liên quan đến con cái hoặc trong cuộc sống thì cha mẹ không nên đổ lỗi cho con cái. Chẳng hạn, vì quá bận rộn để >chăm sóc con mà cha/mẹ không thể hoàn thanh tốt công việc trên công ty “vì con mà mẹ không làm được gì”, “tại sao lại bày bừa nhà cửa lộn xộn như thế này?…
Có thể một phần nguyên nhân của sự việc xuất phát từ trẻ nhưng không vì thế mà trẻ phải hứng chịu tất cả. Việc đổ lỗi những rắc rối cho con không hề giúp bạn giải quyết được vấn đề mà ngược lại càng khiến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên xa cách hơn.