Khi bắt đầu dạy trẻ các kỹ năng, bạn nên bắt đầu nó như 1 hoạt động hằng ngày, dần dần biến chúng thành thói quen tốt của con.
Dạy trẻ cách để phát triển các kỹ năng chính là cách đầu tư, tích lũy kiến thức cho quá trình trưởng thành của trẻ. Càng đầu tư nhiều, kỹ năng con có càng phong phú, trẻ dễ hạnh phúc và thành công trong tương lai. Dưới đây là 4 kỹ năng sống trẻ được học càng sớm càng tốt, là cốt lõi giúp con vững vàng trên đường đời, theo lời khuyên từ chuyên gia Anh Nguyễn, tác giả cuốn "Làm mẹ không áp lực".
Một cách tự nhiên, một đứa trẻ bắt đầu sợ chấp nhận thử thách khi chúng nhận ra 2 điều:
- Có thể bị chỉ trích, không được công nhận.
- Có thể bị cảm xúc tiêu cực như buồn, chán
Để tránh điều này, bạn nên cho trẻ hiểu rằng: khi chấp nhận 1 thử thách nghĩa là con được hạnh phúc để tận hưởng nó. Thành công và thất bại là 1 điều có thể xảy ra như 2 mặt của đồng xu. Nhưng, nếu không chấp nhận thử thách, nghĩa là con không có cơ hội để hiểu được cả hai.
Khi chơi hoặc tham gia hoạt động nào, bạn thay vì làm dễ đi, nhường cho trẻ thắng thì hãy làm nó công bằng để trẻ có thể ngẫu nhiên tận hưởng thất bại và thành công. Khi trẻ có cảm giác buồn của thất bại, bạn đừng can thiệp kiểu an ủi sáo rỗng, hãy giúp trẻ chấp nhận nó và động viên về nỗ lực. Ví dụ, mẹ biết con đã cố gắng vì con đã xếp được 2 khối gỗ khó này lên, có lẽ chúng ta cùng suy nghĩ xem làm sao xếp khối gỗ thứ 3 khéo hơn. Con gợi ý gì không?
Khi trẻ cảm giác chiến thắng, vui vẻ, lời khen là quan trọng, nhưng đừng sáo rỗng, khen vào nỗ lực của trẻ đã có. Ví dụ, mẹ cảm thấy vui khi con mẹ hôm nay đến trường không khóc nè.
Bất kì hoạt động nào, bạn không nên thể hiện thái độ chỉ trích, mà ngược lại 1 thái độ tích cực hướng đến giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, phải công bằng, trẻ làm sai phải nói và giúp trẻ thừa nhận. Đó là bài học cần dạy về kỹ năng này từ nhỏ.
Nghe có vẻ hơi quá với độ tuổi dưới 5, nhưng nó cần để đứa trẻ lớn lên thành công tự tin. Bắt đầu bằng việc cho trẻ cơ hội để tự lấy cái này, cái kia khi trẻ có thể tự làm được đến dạy trẻ các kỹ năng như mặc quần áo, sáng dậy xếp chăn mền, tự mang dép và cất dép lên kệ, biết tự ngồi vào bàn và tự ăn từ 3 tuổi.
Khi bắt đầu dạy trẻ kỹ năng này, bạn nên bắt đầu nó như 1 hoạt động hằng ngày để trẻ hiểu và xử lý nó như thói quen. Nó cần rõ ràng như về nhà phải cất dép lên kệ, kéo ghế và ngồi vào bàn ăn, cởi áo cũ phải bỏ vào giỏ đồ bẩn… Có thể cần 1 số ám chỉ đơn giản để trẻ dễ theo. Ví dụ, dán sticker vào chỗ để dép để trẻ biết đó là nơi để của trẻ, sọt đồ dơ có hình trẻ thích để trẻ biết đó là của trẻ, ghế ngồi có dán sticker trẻ thích...
Ngày nay thế giới công nghệ hiện đại có nhiều thứ gây sao nhãng như tin nhắn điện thoại, 1 clip video, 1 hình ảnh… Trẻ con cũng đối mặt với nhiều thách thức hơn để tìm thấy sự tập trung cho bản thân. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng này, bạn nên tạo các khoảng lặng trong cuộc sống để trẻ tận hưởng nó. VD, quy định khu vực nào trong nhà là không có thiết bị điện tử (áp dụng cho tất cả thành viên trong nhà kể cả bạn), tận hưởng thời gian cùng nhau và tập trung vào giao tiếp hiện tại như đi dạo trò chuyện về những thứ nhìn thấy, nghe thấy.
Bạn phải tách trẻ ra khỏi thế giới ảo hay công nghệ và giúp trẻ tìm thấy nhiều thứ thú vị trong cuộc sống. Để làm vậy, bản thân bạn cũng cần làm y như vậy, tự quản lý thời gian sử dụng thiết bị màn hình của bản thân
Trẻ cần được dạy là mỗi thành viên trong nhà cần phải có trách nhiệm với sự sạch sẽ, thoải mái, không bừa bộn của ngôi nhà. Trẻ cần được dạy là có thể làm những công việc nhà vừa sức, chứ không phải đó chỉ là trách nhiệm của người lớn. Suy nghĩ của trẻ ở đây mới quan trọng. Nếu nó được hình thành từ việc trẻ hiểu rằng đó là trách nhiệm của bản thân thì trẻ mới có trách nhiệm gìn giữ. Ngược lại, nếu nó là trách nhiệm của người khác, thì dù nó có hư hại thì trẻ cũng không quan tâm.
Dạy trẻ tình yêu thương có thể sẻ chia. 1 niềm vui có thể cắt nhỏ cho nhiều người như 1 miếng bánh có thể cắt nhỏ để nhiều người không bị đói vậy. Đạo lý này nên dạy từ nhỏ vì chỉ khi trẻ biết yêu thương tha nhân thì trẻ mới cảm thấy cuộc sống trọn vẹn. Bắt đầu bằng ý nghĩ là quan trọng để nuôi dưỡng hành động.