Mọi hành vi của cha mẹ đều bắt đầu từ tình yêu thương con cái. Tuy nhiên có những việc tưởng tốt nhưng hóa ra lại làm hại con.

13:39 16/11/2020

1. Làm suy giảm khả năng tập trung của trẻ

Nhiều bậc cha mẹ nói rằng con mình không chăm chú, không thể ngồi yên dù chỉ một phút, mong cải thiện khả năng tập trung của con. Họ không biết rằng sự tập trung tốt không phải là do được trau dồi mà là được bảo vệ, từ chính người lớn chúng ta.

Khi một đứa trẻ tập trung vào những gì chúng quan tâm, nếu chúng không bị quấy rầy, làm gián đoạn, loại tập trung này sẽ trở thành phẩm chất riêng của chúng. Nếu chúng luôn bị quấy rầy, khả năng tập trung của trẻ sẽ mất dần. Lâu dần, trẻ sẽ mất đi hoàn toàn khả năng đó.

Vì vậy, khi trẻ đang rất hăng say làm việc gì đó, xin đừng tham gia một cách tùy tiện, vì đây là thời điểm tốt để trẻ tập trung và phát triển khả năng tập trung.

2. Dỗ dành trẻ một cách mù quáng

Nhiều bậc cha mẹ, khi phát hiện con ngã xuống đất và khóc thét, họ sẽ lập tức chạy đến, vừa bế thốc con dậy vừa dỗ dành và nói với con rằng: Con đừng khóc nữa, tại cái sàn nhà làm con bị ngã, để mẹ/bố đánh chừa cái sàn nhà…

Đây là điều vô cùng sai lầm mà cha mẹ phải chấm dứt ngay. Trẻ bị ngã, rõ ràng là do trẻ bất cẩn, trẻ không cẩn thận, nó không liên quan đến sàn nhà. Tuy nhiên, những người lớn tuổi luôn giáo dục và hướng dẫn trẻ bằng cách đập sàn.

Từ đó, trẻ sẽ dễ hình thành thói quen xấu là trốn tránh trách nhiệm với mọi việc, không chịu trách nhiệm và luôn quy kết nguyên nhân cho thế giới bên ngoài hoặc cho người khác.

3. Không cho trẻ chạm vào bất cứ thứ gì

 

"Đừng chạy, cẩn thận té ngã"; "Lần sau con không được chơi như thế này, ngã xuống rất nguy hiểm", ''Con không được chạm vào cái đó''… là những câu bố mẹ hay nói với con.

Dường như, nhiều bậc cha mẹ chỉ muốn con ngồi ngoan ngoãn, không đụng vào bất cứ thứ gì, cũng không thử làm bất cứ việc gì để không ngã, không đau, không bẩn. Nhưng đứa trẻ nào mà không tò mò về những thứ xung quanh, thích sờ mó cái này cái kia.

Việc ngăn cấm trẻ sẽ chỉ làm mất đi tính tò mò, khám phá, tính thích mạo hiểm và tinh thần đổi mới của trẻ. Chưa kể, nếu bị ngăn cấm trong thời gian dài, trẻ có thể bị trầm cảm.

4. Đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của trẻ

Ngày nay, hầu hết các gia đình chỉ có 1 đến 2 con. Do đó, trẻ em luôn là đối tượng bảo vệ quan trọng của cả gia đình. Họ chỉ sợ con ăn không đủ no, mặc không đủ ấm… và dù trẻ đưa ra yêu cầu gì thì cha mẹ cũng cố gắng thực hiện.

Cha mẹ thỏa mãn những yêu cầu của con cái một cách dễ dàng, trẻ sẽ dễ hình thành tính cách coi thường mọi thứ. Trẻ sẽ vô lý, mất bình tĩnh nếu cảm thấy không vừa ý, phàn nàn về việc bố mẹ không có gì để làm hài lòng bản thân và luôn quan tâm đến bản thân.

Trẻ sẽ coi công sức, sự hy sinh của cha mẹ là điều hiển nhiên. Trẻ cũng sẽ thích so đo hơn, đòi hỏi nhiều hơn và cuối cùng trở thành một người ích kỷ.

Cha mẹ nên hiểu: Từ chối những đòi hỏi vô lý của con cái là giúp con trưởng thành hơn. Tuy nhiên, khi từ chối, cha mẹ cần phải giải thích cho các con hiểu: điều gì cũng phải đánh đổi bằng chính công sức của mình. Hãy để trẻ hình thành những giá trị đúng đắn và giúp trẻ học cách tự chủ.

Theo Thạch Thảo/ Gia Đình Mới