Làm cha mẹ không chỉ là đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con, mà còn chịu trách nhiệm nuôi dưỡng và rèn luyện tính độc lập cho con.
Một số lựa chọn mà cha mẹ đưa ra thay con có thể ảnh hưởng lâu dài, làm giảm khả năng suy luận, nhận thức và khẳng định bản thân của con.
Do đó dưới đây là 4 điều cha mẹ không nên quyết định thay con.
1. Con ăn bao nhiêu
Cha mẹ cần đảm bảo con ăn uống cân bằng ba bữa sáng, trưa, tối. Tuy nhiên cha mẹ không nên bắt buộc con phải ăn bao nhiêu.
Cha mẹ nên để trẻ tự quyết định con đang đói như thế nào và để con ăn theo nhu cầu của con.
Điều này rất khó vì quyết định ăn uống của trẻ không phải lúc nào cũng liên quan đến cảm giác đói. Cha mẹ sẽ cần can thiệp nếu con ăn uống theo cảm xúc.
Tuy nhiên nếu cha mẹ bắt con phải ăn bất kể có đói hay không thì chúng ta đang dạy con bỏ qua những tín hiệu từ não báo rằng con đã no.
Còn nếu con vẫn đói nhưng bạn bảo con ngừng ăn thì bạn có thể khiến con nghĩ rằng đồ ăn là xấu.
Cha mẹ càn phải dạy con lắng nghe chính mình - nghe theo lương tâm, bản năng và thậm chí là cái bụng của chúng.
2. Con ôm ai
Nhiều cha mẹ thường bảo con ôm chào mọi người khi đi chơi nhà bạn hay họ hàng.
Đôi khi yêu cầu này có thể chấp nhận được, ví dụ khi bà nội muốn ôm cháu nhưng con bạn không chịu vì đang bận chơi game. Tuy nhiên con không nên bị ép phải ôm hay thơm bất cứ ai.
Khi chúng ta bắt con mình thể hiện tình cảm với mọi người, chúng ta vô tình khiến con nghĩ rằng con phải chạm hoặc để người khác chạm vào khi họ yêu cầu, và đó là điều kiện để tình trạng lạm dụng có thể xảy ra.
Hãy cho con lựa chọn người con muốn ôm hoặc thơm. Ngoài ra cha mẹ cũng cần có biện pháp kiểm soát với những người đụng chạm con.
3. Con muốn chơi cái gì
Tất nhiên là cha mẹ không nên để con chơi với những thứ nguy hiểm. Tuy nhiên cha mẹ nên cho con quyền lựa chọn muốn chơi đồ chơi nào, đọc quyển sách nào và tránh ép con tham gia hoạt động nào đó chỉ vì bạn thích.
Ví dụ đừng cố gắng đọc cho con cuốn sách bạn thích hồi nhỏ mà con hoàn toàn không hứng thú.
Cha mẹ phải chấp nhận rằng những gì chúng ta thích không nhất thiết là những gì con thích.
Với cha mẹ có con lớn hơn, nguyên tắc này cũng phù hợp cho các sở thích, các môn thể thao.
Có thể bạn muốn cho con làm tất cả những việc bạn từng thích khi ở tuổi của con, nhưng bạn phải nhớ rằng con là con, và con có quyền quyết định làm gì trong thời gian rảnh của mình, miễn là nó hợp lý.
4. Con cảm thấy như thế nào
Trẻ em - đặc biệt là những trẻ nhỏ - dùng cảm xúc của mình để giao tiếp. Mặc dù cảm xúc của chúng có thể hơi quá mức, ngớ ngẩn nhưng nó hoàn toàn hợp lý với con.
Trẻ không nê được cho phép nổi đóa giữa siêu thị vì không được mua đồ ăn vặt, nhưng để trẻ bày tỏ cảm xúc sẽ cho trẻ biết rằng cảm xúc của con đáng được thừa nhận, từ đó cho con biết rằng con xứng đáng.