Trẻ có IQ cao không chỉ do di truyền, mà phần lớn là dó cách giáo dục của cha mẹ từ thuở nhỏ.
Bạn có biết câu chuyện về các nhà bác học lừng danh thế giới hay không? Thực tế, có không ít thiên tài từng bị người đời châm chọc vì những tính cách bất thường của mình.
Ví dụ như nhà tự nhiên học Charles Darwin chỉ thích nhìn chăm chăm vào một thứ, hoàn toàn không để ý đến mọi thứ xung quanh. Hay như Albert Einstein, người có bộ não thông minh nhất thế giới lại có tính hay quên, từng bị thầy giáo mắng là một đứa trẻ đần độn.
Những thiên tài có IQ cao chót vót đôi khi lại sở hữu một số điểm bất thường mà người bình thường không có. Khiến người khác nghĩ họ khác người, lập di.
Trẻ con cũng thế, đôi khi chúng bị cha mẹ mắng vì có những biểu hiện dở dở ương ương. Tuy nhiên, có 4 dấu hiệu kỳ quặc nhưng lại thể hiện đó là một đứa trẻ có IQ cao, cha mẹ đừng vội trách mắng con.
1. Tập trung vào những thứ nhỏ nhặt
Trẻ em thường chăm chú hơn người lớn, đặc biệt là khi với những thứ khiến chúng thích thú, say mê, sẽ thường tập trung rất lâu. Chẳng hạn như thấy kiến di chuyển trên mặt đất, hoặc con gì đó trên tường, trẻ thường nhìn chằm chằm rất lâu. Lúc này, cha mẹ không nên làm phiền trẻ, bất kể là những thứ đó có ý nghĩa hay không. Hãy để trẻ tự do phát triển tư duy của riêng mình.
2. Nhạy cảm với những thay đổi không quen thuộc
Một số đứa trẻ thường hay quấy khóc và có những phản ứng như trốn sau lưng cha mẹ khi thấy người lạ tới gần. Nhiều người cho rằng, đây là biểu hiện của sự rụt rè, sợ hãi, nhút nhát, cần được đưa ra ngoài vui chơi nhiều để dạn dĩ hơn.
Tuy nhiên ý kiến này hoàn toàn không đúng. Khi gặp một người lạ trong một môi trường không quen thuộc, điều quan trọng là phải cảnh giác, những đứa trẻ thông minh thường có tính cách này ngay từ bé.
3. Bị thu hút bởi những thứ mới mẻ hoặc chuyển động
Hầu hết trẻ con thường rất tò mò và khao khát tìm hiểu mọi thứ. Nhiều cha mẹ bày tỏ rằng, điều này đôi lúc khiến trẻ gặp nguy hiểm khi cứ thích chạm vào mọi thứ mà chúng thấy.
Cha mẹ cảm thấy bất lực và tức giận với hành vi này nhưng không sao ngăn cản được. Đặc biệt, trước những gì mới mẻ, trẻ sẽ hỏi rất nhiều, hỏi đi hỏi lại và cha mẹ đôi lúc thấy rất phiền phức vì điều này.
Điểm chung của những nhà khoa học và nhà phát minh là họ đều có tính tò mò và hứng thú khám phá mọi thứ xung quanh. Vì vậy, thay vì trách móc, cha mẹ nên khuyến khích và hỗ trợ con mình trong những cuộc phiêu lưu hằng ngày, nhưng vẫn đảm bảo sự an toàn trên hết. Điều này sẽ giúp trẻ có tư duy và niềm tin yêu thích học tập hơn.
4. Thích tháo dỡ mọi thứ
Xáo tung mọi thứ, tháo gỡ mọi thứ lên là việc mà nhiều đứa trẻ rất thích. Chúng say mê với việc xé giấy, tháo tung điều khiển ti vi, gỡ rời rạc từng bộ phận đồ chơi… Nhiều cha mẹ rất tức giận vì điều này, nói con phá hoại, nhưng đây lại là tín hiệu của một đứa trẻ có IQ cao.
Trong quá trình tháo lắp đồ vật, trẻ sẽ rèn luyện khả năng phối hợp tay mắt và thực hành một cách điêu luyện. Những khả năng này do hệ thống thần kinh của não bộ kiểm soát.
Ở một khía cạnh nào đó, nếu trẻ có thế mạnh về điều này, nó cũng chứng tỏ não bộ phát triển tốt, khả năng tiếp nhận kiến thức mới mạnh, thậm chí trẻ bộc lộ năng khiếu của mình.
Những điều này thực sự có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của trẻ trên con đường đạt đến chỉ số IQ cao.
Trong nhiều trường hợp, IQ cao không chỉ do di truyền mà còn được nuôi dưỡng bởi những thói quen trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Vì vậy, cha mẹ phải dành thời gian suy nghĩ, tạo dựng những thói quen có lợi cho con mình.
Làm thế nào để cải thiện chỉ số IQ của trẻ?
- Thay đổi thói quen ăn uống
0-3 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Cha mẹ hãy tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ, thông qua một chế độ ăn đầy đủ đạm, vitamin, nguyên tố vi lượng… Ngoài ra, trẻ ần hạn chế nước ngọt có ga, đồ chiên rán, chúng cực kỳ có hại cho cơ thể trẻ và ảnh hưởng đến não bộ.
Cha mẹ ần đảm bảo ăn sáng đúng giờ, thành phần >dinh dưỡng đầy đủ 4 thứ: ngũ cốc, đạm động vật (trứng), trứng, rau củ quả.
- Nâng cao EQ
Nhiều cha mẹ chỉ quan tâm tới IQ mà bỏ qua tầm quan trọng của EQ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, EQ cũng rất quan trọng không kém IQ trong sự thành công và hạnh phúc trong sự nghiệp.
Cha mẹ cần thường xuyên chú ý đến việc trau dồi sự tự tin và khả năng chịu đựng sự thất bại của trẻ. Nuôi dưỡng ý thức tôn trọng người khác, đoàn kết, hợp tác cũng là điều cần phải uốn nắn trẻ ngay từ nhỏ. Bằng cách này, trong tương lai, trẻ sẽ biết cách đối xử với người khác, trở thành một người có EQ cao.
- Để trẻ bày tỏ ý kiến của mình
Khi dẫn trẻ đi mua sắm, cha mẹ đừng tự mình đưa ra quyết định, hãy để trẻ cùng tham gia vào và được bày tỏ ý kiến thích hay không thích. Nhờ đó, khả năng logic và ngôn ngữ của trẻ cũng được rèn luyện.
- Tự dọn dẹp đồ chơi
Đồ chơi là thứ không thể thiếu với trẻ nhỏ, nhưng việc dọn dẹp lại khiến nhiều cha mẹ phải than phiền. Trên thực tế, việc dọn dẹp có thể để cho trẻ làm, chúng cần được hình thành thói quen “tự làm”.
Ban đầu, cha mẹ có thể cùng trẻ dọn dẹp ngăn nắp, sau đó chỉ dạy trẻ cách làm và theo thời gian chúng sẽ biết cách tự thu dọn đồ sau khi chơi.