Hãy xem 3 việc này là gì và liệu chúng ta có đang mắc sai lầm trong việc dạy dỗ con cái hay không.
Đối với người làm cha làm mẹ, việc giáo dục con cái có thể nói luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu.
Thế nhưng có những bậc phụ huynh bề ngoài có vẻ rất quan tâm đến chuyện giáo dục con cái nhưng trên thực tế lại thích đổi lỗi cho những yếu tố bên ngoài về những vấn đề họ gặp phải, hầu như không bao giờ tự nhìn lại xem liệu phương pháp giáo dục của bản thân đã đúng hay chưa.
"Trò chơi điện tử" hay "sự lười biếng" là những yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đời một đứa trẻ nhưng yếu tố quan trọng nhất, gây ảnh hưởng lớn nhất đến tương lai con cái vẫn là cha mẹ - những người thân thiết nhất của con.
Tại sao lại như vậy?
Quan niệm về sự giáo dục của cha mẹ là điều quan trọng nhất. Có rất nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn phương pháp giáo dục không hợp lý, sử dụng những phương pháp ấy không những không hỗ trợ cho sự trưởng thành của con mà ngược lại, dễ tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đối với con.
Dưới đây là 3 phương pháp giáo dục đặc biệt không hợp lý, nếu đang áp dụng, các bậc phụ huynh nên loại bỏ và chọn lựa các phương pháp khác phù hợp hơn.
1. Trách phạt
Đây là phương pháp giáo dục thường thấy nhất nhưng cũng là phương pháp giáo dục không mang lại hiệu quả.
Đối với những phụ huynh thường xuyên trách phạt con, họ hoàn toàn không quan tâm đến tâm trạng của các con và làm thế nào giúp đỡ chúng mà chỉ có suy nghĩ làm sao để khiến con cảm thấy sợ mình từ đó răm rắp học hành, làm theo ý mình.
Tâm lý sợ hãi của đứa trẻ lúc đầu rất có thể chuyển biến dần theo thời gian, trở thành sự phản kháng, chống đối, đồng thời cũng có thể khiến trẻ tự tin, thu mình trước thế giới bên ngoài.
Đây chắc chắn là điều mà không một người làm cha mẹ nào mong muốn.
2. Bạo lực ngôn ngữ
Phương pháp này khá giống với trách phạt, nhưng nếu để so sánh thì bạo lực lời nói gây ra tổn thương tâm lý cho con trẻ nghiêm trọng hơn.
Những lời nói cay nghiệt, sự quát tháo… không thể giúp con cái nhận ra sai lầm của bản thân một cách triệt để, lại càng không giúp con nhìn lại và tự kiểm điểm xem bản thân đã sai ở đâu và làm thế nào để sửa chữa cho đúng.
3. Lạnh lùng thờ ơ
Có rất nhiều bậc phụ huynh thường lựa chọn thái độ bỏ mặc không quan tâm đối với những sai lầm con mắc phải, muốn để con tự nhận ra lỗi sai của bản thân.
Nhưng đa phần các con thường không biết mình đã làm gì sai.
Trong tình huống không có cách nào biết mình đã làm gì sai, con trẻ sẽ lại càng trở nên hoảng loạn hơn và hoàn toàn không hiểu được tại sao cha mẹ lại tức giận như thế.
Những phương pháp giáo dục không hợp lý như vậy dễ dàng tạo ra những tổn thương đối với sự trưởng thành của con trong tương lai như:
Không có sự tự tin
Những phương pháp giáo dục trên khiến cho các con sinh ra cảm giác sợ hãi, gây ảnh hưởng đến tâm lý của con, lâu dần sẽ khiến con hoàn toàn đánh mất sự tự tin vào bản thân và trở nên nhạy cảm, thậm trí là có thái độ thờ ơ trong việc giao tiếp, tương tác trong các mối quan hệ sau này.
Được khuyên đến thư viện lúc 4h30 sáng, người đàn ông phát hiện "bí mật lớn" của trường đại học Harvard
Tổn thương tâm lý
Khi cha mẹ có những phương pháp giáo dục không đúng, rất dễ gây ra nhưng tổn thương về tâm lý và tinh thần cho con, cộng thêm việc con luôn nấp sau cái bóng của cha mẹ càng khiến cho tình trạng này ngày càng tệ hơn, cuối cùng có thể gây ra bệnh trầm cảm hoặc những bệnh tâm lý, hay tâm thần khác.
Hành động nổi loạn
Khi còn nhỏ, có thể các con không có cánh nào phản kháng, nhưng rồi chúng cũng sẽ trưởng thành.
Đến lúc đó, chũng sẽ không còn nhẫn nhìn và chịu đựng những cách dạy dỗ đó của cha mẹ nữa, lúc ấy cha mẹ sẽ phải đối mặt với sự chống đối kịch liệt cũng nhưng sự nổi loạn của các con, tình cảm giữa cha mẹ và con cái cũng vì thế dẫn trở nên xấu đi.
Nếu cha mẹ phát hiện ra sự tương tác giữa bản thân và các con ngày càng kém, hoặc để xảy ra tình trạng nêu trên thì nên sửa chữa và bù đắp như thế nào?
Thừa nhận sai lầm
Khi cha mẹ nhận ra được rằng phương pháp giáo dục của mình khiến các con bị tổn thương, hãy tìm cơ hội nào đó ngồi xuống nói chuyện với con, thừa nhận lỗi lầm của mình, như vậy sau này mới có cơ hội sửa chữa.
Còn nếu không, sẽ chỉ khiến cho khoảng cách thế hệ ngày càng sâu sắc, ngày càng bị kéo ra xa hơn.
Tích cực tương tác với con hơn
Khi đã có những tổn thương, muốn cải thiện lại mối quan hệ giữ cha mẹ và con cái thì ta cũng cần phải có thời gian. Khi ấy cha mẹ có thể tích cực đưa con đi chơi đi du lịch đâu đó, qua những chuyến đi ấy vừa giúp ta mở lòng với nhau hơn lại vừa có thể tăng thêm kiến thức.
Trẻ em vốn không phải đối tượng duy nhất cần được dạy bảo, mà các bậc phụ huynh cũng cần phải trưởng thành cùng con, khi cả có thể cùng nhau trở nên trưởng thành hơn khi ấy hai bên mới càng trở nên tốt hơn, đây mới chính là ý nghĩa thực sự của giáo dục.