Hãy xem 3 việc đó là những việc gì.
1. Nỗi khổ của việc học hành
Có một học sinh tham gia kỳ thi đại học, nhưng điểm số chỉ đủ để đậu vào một trường trưng cấp nghề, bố mẹ muốn cậu ta tiếp tục ôn bài năm sau thi lại nhưng cậu không chịu mà cùng với đám bạn đi làm thêm, vốn dĩ trong lòng không nghĩ gì nhiều, chỉ muốn kiếm ít tiền trang trải học phí trước khi nhập học vào tháng 9 tới.
Nhưng không ngờ được rằng, mỗi ngày lao động vất vả mà một tháng chỉ kiếm được 1000 NDT( tương đương 3.500.000 vnd) , tuy là bao ăn bao ở nhưng môi trường sống rất tồi tàn.
Được vài ngày, những người bạn đi cùng đã dần từ bỏ hết, cậu ta vẫn cố gắng kiên trì, tự nhủ bản thân phải gắng gượng hơn nữa.
Thế nhưng một tháng sau, sắp đến ngày nhận lương thì doanh nghiệp thông báo với cậu là phải giữ lại một tháng lương.
Chàng thanh niên lúc đó rất thất vọng và bế tắc.
Vừa hay lúc đó bố mẹ muốn cậu trở về tiếp tục ôn thi lại, cậu ta quyết định trở về.
Việc ôn thi lại không hề dễ dàng nhưng dù có khổ thế nào cũng không khổ bằng việc đi làm thuê kiếm tiền.
Năm đó, cậu ta kiên trì hàng ngày đều thức dậy từ lúc 5 giờ sáng, 12 giờ đêm mới đi ngủ, cứ như vậy suốt nhiều tháng liền, làm hết tập đề thi chất thành đống cao.
Trẻ nhỏ không hiểu chuyện, luôn cảm thấy việc học là khổ nhất trên đời này, nhưng khi bước qua giai đoạn đó lại cảm thấy trên đời này không có việc gì dễ dàng hơn việc học.
Con trẻ non dại không biết, nhưng bố mẹ là những người từng trải, khi con cái lười nhác, bố mẹ cần định hướng khích lệ con cái tập trung học hành, vượt qua cái khó của việc rùi mài kinh sử, rồi sẽ có một ngày chúng sẽ cảm ơn những người làm bố làm mẹ vì đã để chúng chịu đựng nỗi khổ này.
2. Nỗi khổ của việc trưởng thành
Châu Kiệt Luân đã từng bộc bạch nỗi lòng của mình với Tạ Đình Phong, lúc nhỏ mẹ đã cầm roi để bắt mình học đàn.
Lúc đó, Châu Kiệt Luân nói với mẹ là muốn học vẽ, bà liền đăng ký cho anh học tại một lớp mỹ thuật, nhưng được một thời gian thì bỏ dở, chuyên tâm học đàn.
Để thúc con chăm chỉ học, mỗi lần Châu Kiệt Luân luyện đàn, mẹ anh đều cầm một cây roi mây đứng đằng sau, nếu như lơ là hoặc lén nhìn những bạn nhỏ đang chơi đùa bên ngoài cửa sổ, bà sẽ dùng cây roi trong tay đánh thật mạnh.
Ngoài ra, mẹ anh còn mời một thầy giáo piano giỏi và rất nghiêm khắc về dạy cho con mình, chỉ cần đánh sai thầy cũng sẽ dùng cây roi đánh thật mạnh vào tay.
Châu Kiệt Luân nói lúc đó bản thân cảm thấy rất cực khổ, thậm chí muốn bỏ cuộc, bây giờ nghĩ lại vô cùng biết ơn mẹ: Sự nghiêm khắc lúc đó đã hình thành nên tôi của ngày hôm nay. Thậm chí Châu Kiệt Luân còn sáng tác bài hát "Vâng lời mẹ" để gửi lời cảm ơn đến mẹ của mình.
Ai cũng vậy, lúc gặp phải khó khăn cần phải chịu đựng, bản năng sẽ luôn hình thành sự kháng cự và trốn chạy điều đó, trẻ con cũng không ngoại lệ.
Nhưng khi đã vượt qua được thời khắc cực khổ đó, trẻ sẽ tìm được cơ hội phát triển sau này, sẽ luôn biết ơn sự nghiêm khắc của bố mẹ và sự dũng cảm tràn đầy nhiệt huyết tiến về phía trước của chính mình.
Có người nói: "Trên con đường thành công không hề có một có một lối tắt hay thủ đoạn nào, bí quyết duy nhất để đi đến thành công chính là không được bỏ cuộc và dũng cảm hướng đến phía trước".
3. Chịu đựng khổ cực trong cuộc sống
Đạo diễn Khương Văn từng mất một năm trời để đưa hai con trai một 6 tuổi một 4 tuổi của mình đến thành phố Aksu Tân Cương tiếp nhận khóa huấn luyện đặc biệt theo kiểu nhà binh.
Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm tại thành phố Aksu là rất lớn, 6 giờ sáng trời rất lạnh, Khương Văn gọi hai con thức dậy đi chạy bộ, không chạy xong không được về nhà.
Con trai không thích uống sữa cừu, ông cũng không chiều theo chúng. Thức ăn mỗi ngày đều theo ẩm thực vùng miền ở đây, dần đần hai con trai của ông từ việc không quen đã thích nghi hơn với cuộc sống nơi này.
Khương Văn nói, các con của của ông đã từ một "mầm đậu non" trở thành một "cây đậu đỏ trưởng thành".
Khi vợ của ông Chu Vận đến thăm, da của bọn trẻ không những khô ráp mà còn đỏ ửng từng mảng. Nhưng điều rõ ràng có thể nhận thấy là kỹ năng sống của các con được nâng cao rất nhiều, biết tự thu dọn phòng, còn có thể giúp đỡ bố dọn dẹp vệ sinh.
Vị đạo diễn nói, thứ trẻ con bây giờ thiếu không phải là thực phẩm >dinh dưỡng mà là khả năng chịu đựng khó khăn trong cuộc sống.
Chịu đựng khó khăn không phải để tỏ ra hơn người mà là để cảm nhận sự chân thực của cuộc sống.
Những đứa trẻ từng chịu đựng khổ cực sẽ hiểu được rằng cuộc sống vốn không dễ dàng, để có một bữa cơm cũng không phải là điều đơn giản, ấn tượng của chúng với cuộc sống không chỉ là những kiến thức dạy trong sách vở không thực tế mà là những kinh nghiệm có được từ việc từng trải và chiêm nghiệm.
Mời bạn đi ăn bít tết nhưng chỉ ăn hết một nửa, người đàn ông đã làm 1 việc khiến đầu bếp cúi đầu kính nể
Những đứa trẻ từng chịu khổ sẽ càng biết trân quý cuộc sống này. Chúng biết thế nào là tri ân, càng thấu hiểu nỗi vất vả của bố mẹ, gặp khó khăn sẽ kiên cường hơn những đứa trẻ cùng trang lứa.
Trương Ái Linh từng nói: "Bởi vì thấu hiểu cho nên từ bi", câu nói này cũng có thể áp dụng cho trẻ nhỏ.
Để chúng trải nghiệm những khó khăn, dẫn dắt chúng nếm trải chua cay mặn ngọt của cuộc sống, như vậy sẽ khiến chúng nhận ra cuộc sống này không dễ dàng, phải học cách vượt qua thử thách.
Dương Phong từng nói: Muốn rèn được một người có thể làm nên việc lớn, nhất định phải để họ nếm trải đăng cay cuộc đời, như thế mới có thể rèn luyện được tính cách kiên cường trong họ.
Một người trải qua việc rèn luyện với mức độ khác nhau sẽ đạt được mức độ tu dưỡng khác nhau, hiệu quả thu được cũng sẽ không giống nhau. Cũng giống như hương liệu, giã cho thật nhỏ, xay cho thật mịn như vậy mùi hương mới càng trở nên nồng nàn.
Trên đời này không có nỗi khổ nào là vô ích, hôm nay chịu khổ chính là vì con đường ngày mai tươi sáng, dễ đi hơn.
Làm cha mẹ phải nhớ, nhất định đừng để con cái lựa chọn sống quá dễ dàng thoải mái ở độ tuổi cần chịu khổ, chấp nhận cho con chịu khổ chính là mở đường tương lai rộng mở cho chúng sau này.