Những hành động dù là rất nhỏ dưới đây sẽ góp phần quan trọng trong việc định hình phát triển nhân cách của trẻ một cách toàn diện và tích cực.
1. Không la mắng trẻ quá nhiều
Trẻ nhỏ thường không nhận thức được hành động chúng đang làm là xấu hay tốt. Chính vì thế, các bậc cha mẹ không nên la mắng con nặng nề. Trẻ sẽ luôn hỏi rằng: “Cha/mẹ sẽ vẫn yêu con nếu con thế này/thế kia chứ?”. Và câu trả lời luôn phải là: “Tất nhiên rồi, mẹ luôn yêu con trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù trên thế giới có bao nhiêu em bé thì mẹ vẫn luôn yêu con nhất”.
2. Luôn nói: “Mẹ yêu con”
Đây là 3 từ “thần kỳ” giúp trẻ phát triển lành mạnh và toàn diện về tâm hồn. Trẻ sẽ cảm thấy luôn được quan tâm và yêu thương. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên dành thời gian để trò truyện, thảo luận và chơi cùng con mỗi ngày. Cách này giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn.
3. Ủng hộ con
Những câu nói ủng hộ mang tính tích cực như: “Ồ, con trang trí giường đẹp quá”, “Con sắp xếp quần áo thật gọn gàng”, “Con làm tốt lắm”… sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn. Việc này góp phần quan trọng trong việc phát triển sự tự lập, chủ động và tính tích cực cho con.
4. Tha thứ cho lỗi sai của con
Không chỉ các con mà ngay chính chúng ta cũng nhiều khi phạm sai lầm. Điều quan trọng là cha mẹ nên học cách tha thứ cho lỗi sai của trẻ. Điều này thể hiện sự tôn trọng và bao dung dành cho trẻ. Và những lúc như vậy, các bậc phụ huynh nên dạy con cách thừa nhận lỗi sai của bản thân và không nên lặp lại những hành vi không tốt đó.
5. Không kìm nén cảm xúc của trẻ
Việc kìm nén cảm xúc của trẻ dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực hoặc các chứng bệnh về thần kinh. Vì thế, cha mẹ hãy để con được thể hiện những cảm xúc hằng ngày của mình nhưng luôn phải có chừng mực và không được làm ảnh hưởng đến người khác.
Một đứa trẻ sẽ cảm thấy buồn vì bị mất đồ chơi hoặc khóc khi bị đau, điều này hoàn toàn bình thường nên cha mẹ hãy cứ để con được bộc lộ cảm xúc bản thân.
6. Vượt qua nỗi sợ hãi
Điều quan trọng là giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân. Mỗi người đều có một nỗi sợ riêng và không phải ai cũng đủ dũng cảm vượt qua nó. Nếu con sợ điều gì, cha mẹ hãy động viên, tâm sự và chia sẻ kỷ niệm bạn đã vượt qua nỗi sợ của mình như thế nào để khuyến khích trẻ.
7. Hãy để trẻ lựa chọn
Khi để trẻ có quyền lựa chọn nghĩa là cha mẹ đang dạy con cách tự lắng nghe bản thân, khám phá những khả năng cũng như sở thích của chính mình. Khi bắt ép con làm theo yêu cầu của mình, cha mẹ hãy nghĩ đến tương lai 20 năm nữa, con sẽ trở thành người thụ động, không có chính kiến và không biết làm chủ cuộc sống của mình.
8. Thúc đẩy con bằng cách nhắc đến thành công
Bằng cách nhắc đến sự thành công của con trong quá khứ, các bậc phụ huynh sẽ thuyết phục con tin vào khả năng của chính mình. Điều này thúc đẩy trẻ có động lực thực hiện được nhiều điều mới mẻ.
9. Thất bại là mẹ của thành công
Hãy giúp con hiểu rằng “vạn sự khởi đầu nan”, không ai là hoàn hảo khi bắt tay thực hiện một việc mới. Điều này phát triển sự kiên trì và những phẩm chất tích cực khác quan trọng cho con.
Cha mẹ hãy động viên trẻ bằng những câu như: “Được rồi, con hãy làm lại lần nữa nào”, “Mẹ tin con làm được”, “Không ai có thể thực hiện ngay được, con cố gắng thêm nào”.
10. Quan tâm cảm xúc của con
“Con cảm thấy thế nào khi cùng mẹ làm bánh?”, “Ngày hôm nay con đi học có vui không?”… Những câu nói như vậy sẽ giúp cha mẹ chia sẻ cảm xúc cũng như bày tỏ sự quan tâm gần gũi với con. Điều này giúp con cảm thấy được yêu thương và chú ý nhiều hơn.
11. Định hướng sự tự lập cho trẻ
Cha mẹ thường dùng “chúng ta” khi dạy con như: “Chúng ta cùng đi cầu trượt nào”, “Chúng ta đi học nào”, “Chúng ta cùng làm bài tập nào”… Cách nói này cho thấy cảm giác mẹ và con như một tổng thế thống nhất, có thể rất có lợi cho quá trình phát triển khi trẻ còn nhỏ. Nhưng về đường dài, cách này lại cản trở tâm lý, khiến con trẻ cảm thấy lạc lõng nếu không có cha mẹ bên cạnh khi làm bất cứ việc gì.
Các nhà tâm lý học cho rằng các bậc phụ huynh nên dùng từ “con” để hướng dẫn trẻ hành động nhằm giúp các con hình thành tính tự lập từ nhỏ.